Kiến thức

Đeo kính sai độ nguy hiểm thế nào? Không cận đeo kính có sao không?

00:00 | 13/12/2035
Đeo kính sai độ nguy hiểm thế nào, không cận đeo kính có sao không hay cận nhẹ có nên đeo kính không là những vẫn đề mà người bị cận thị quan tâm. Trong bài viết này, Kính mắt Bích Ngọc sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc này.

1. Tại sao nhiều người đeo kính sai độ?

Đeo kính sai độ là tình trạng đeo kính thấp hơn hoặc cao hơn số độ đã đo qua bước kiểm tra thị lực. Đeo kính sai độ Sở dĩ, nhiều người đang đeo kính sai độ là do 2 nguyên nhân: - Nguyên nhân 1: Người bị cận thị quá lâu không kiểm tra lại thị lực, dẫn đến mắt bị tăng độ (hoặc đã giảm độ) nhưng vẫn đeo kính cũ. - Nguyên nhân 2: Do sai sót trong quá trình đo thị lực (đo sai độ) hoặc người cấp đơn kính và người đeo kính chủ động muốn đeo giảm bớt độ hoặc tăng độ (thường từ 0,25 độ - 0,5 độ) Vậy đeo kính thấp hơn độ cận có tác hại gì không? Có nên không? Kính mắt Bích Ngọc sẽ chia sẻ dưới đây.

2. Đeo kính sai độ nguy hiểm thế nào?

Theo Kính mắt Bích Ngọc, khi đeo kính thấp hơn độ hoặc cao hơn độ thì mắt có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng sau: - Đeo kính cao hơn độ cận: khiến mắt nhức mỏi, rối loạn điều tiết gây hiện tượng đau đầu, chóng mặt. - Đeo kính thấp hơn độ cận: khiến mắt nhìn không rõ, không thoải mái, mắt phải điều tiết nhiều, làm tăng độ nhanh hơn. Hậu quả đeo kính sai độ cận Theo TS.BSCKII Trịnh Thị Bích Ngọc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội chia sẻ: “Có rất nhiều người đặt câu hỏi đeo kính không đúng độ có hại cho mắt không? Câu trả lời là có. Một trong những yếu tố tiên quyết để hạn chế tăng độ cận ở lứa tuổi học đường là đeo kính đúng độ cận. Bởi lẽ, đeo kính không đúng độ cận không chỉ làm cho mắt nhanh tăng độ, mà nguy hiểm hơn còn có thể khiến cho mắt bị nhược thị, khi đó, việc điều chỉnh kính không còn là giải pháp thiết thực. Nếu bạn đang giữ thói quen đeo kính cận không đúng độ thì nên dừng lại trước khi quá muộn.” => Đọc thêm: Kinh nghiệm khi cắt kính cận

3. Cận nhẹ có nên đeo kính không?

Theo TS.BS Trịnh Thị Bích Ngọc, đôi mắt của mỗi người có khả năng điều tiết nhất định, và chúng hoàn toàn có thể thích nghi được nếu như độ cận của bạn dưới 1 diop. Với trẻ dưới 10 tuổi, nếu mắt cận dưới 1 diop có thể thực hành các bài luyện mắt để cải thiện thị lực thay vì đeo kính. Việc tập luyện sẽ đem lại kết quả khả quan nếu độ tuổi càng nhỏ. Trẻ càng lớn khả năng hồi phục thị lực càng khó và hầu như là không thể với những người trên 23 tuổi. Với những người trên 23 tuổi, nếu bị cận nhẹ nhưng ảnh hưởng đến tầm nhìn thì nên cân nhắc việc đeo kính khi cần thiết như khi tham gia giao thông. => Đọc thêm: Cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính? Tần suất đeo kính theo độ cận Việc đeo kính đối với những người cận nhẹ là không bắt buộc, vì thế, nếu mắt bạn đang cận dưới 1 diop, bạn chỉ cần cho mắt nghỉ ngơi theo nguyên tắc 20 – 20 – 20, giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện tử và tập cho mắt nhìn xa là đủ. Nếu cảm thấy mắt nhìn xa không tốt, bạn có thể đeo kính, nhưng chỉ nên đeo trong những tình huống cần thiết. => Đọc thêm: Các bài luyện tập mắt chữa cận thị tốt nhất

4. Tại sao tuyệt đối không đeo kính của người khác?

Thứ nhất, nếu đeo kính cận của người khác trong khi bạn chưa từng đeo kính cận hoặc đã đeo những đeo kính khác độ thì sẽ dẫn đến tình trạng mắt của bạn điều tiết quá mức gây giảm thị lực. Thậm chí từ không cận thành bị cận, từ bị cận nhẹ thành cận nặng hơn. Thứ hai, mỗi người có PD (khoảng cách đồng tử)khác nhau, trường hợp vừa trùng độ cận, vừa trùng PD là hiếm, việc đeo kính sai PD sẽ dẫn đến tính trạng choáng váng, đeo lâu dẫn đến lác mắt. Thứ ba, mắt là cơ quan được cho là con đường lây nhiễm một số bệnh do virus gây ra, ví dụ đau mắt đỏ, lẹo, … hay như corona, … do đó, đeo kính của người khác trong khi không nắm rõ tình trạng sức khỏe của họ có thể khiến cho bạn mắc bệnh một cách đáng tiếc. Lây nhiễm bệnh khi đeo kính của người khác

Đeo kính của người khác không chỉ làm ảnh hưởng đến thị lực còn tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh

**Kết luận: Như vậy, đeo kính thấp hơn độ cận là không nên, bạn cần đeo kính đúng độ để mắt điều tiết tốt nhất và có tầm nhìn tuyệt vời nhất. Cận nhẹ không cần đeo kính thường xuyên, nên đeo khi nhìn xa, cận nặng thì nên đeo kính thường xuyên. Riêng việc để cho mắt nghỉ ngơi và tập thể dục cho mắt cận thị là rất cần thiết, vì thế đừng quên thực hành kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

5. Không cận mà đeo kính có sao không?

Không cận đeo kính có sao không Theo Kính MắT Bích Ngọc, không cận mà đeo kính có 2 trường hợp. Trường hợp 1, không cận mà đeo cận thì không tốt cho mắt. Trường hợp 2, không cận mà đeo kính không độ để bảo vệ mắt khi làm việc với điện thoại máy tính, khi tham gia giao thông thì rất tốt. Kính không độ trông rất giống kính cận, nhưng 2 cặp mắt kính không có độ, thường được đeo để: tạo điểm nhấn thời trang cho khuôn mặt và bảo vệ mắt. Có nhiều loại mắt kính không độ như: mắt kính không độ chống tia UV, mắt kính không độ chống ánh sáng xanh, mắt kính không độ đổi màu khi ra nắng. Để tìm hiểu về kính không độ, thương hiệu mắt kính, tính năng cũng như giá bán, xin vui lòng tham khảo tại đây Kính chống ánh sáng xanh Giá mắt kính không độ chính hãng của 5 hãng kể trên tùy thuộc vào chiết suất, tính năng và sự sẵn có, từ 485.000đ/cặp trở lên. => Đọc thêm: Cắt kính giá bao nhiêu thì phù hợp

6. Những lưu ý cho người đeo kính cận

Lời khuyên 1: Thường xuyên đi khám mắt định kỳ từ 3-6 tháng/ lần để kịp thời điều chỉnh kính và có biện pháp chăm sóc mắt tốt nhất. Khi đo mắt, nhớ đeo thử số kính mới đủ 20-30 phút, xem khả năng thích nghi mắt, không nên vội vàng.

Lời khuyên 2: Kính mắt có cấu tạo 2 phần: gọng kính và cặp mắt kính. Trong khi gọng kính là thời trang, thì mắt kính mới quyết định tầm nhìn và bảo vệ mắt. Nên tìm hiểu: mắt kính đang dùng của thương hiệu nào, có chiết suất bao nhiêu và tính năng gì?

Thường với những người đeo kính 0 độ, chúng tôi khuyên dùng mắt kính chiết suất thấp, giá thành vừa rẻ lại vừa đáp ứng được nhu cầu cơ bản. Với tính năng mắt kính, nếu bạn muốn đeo đi đường thì nên chọn mắt kính có tính năng chống chói, chống phản quang giúp làm giảm độ chói khi đi đường vào ban đêm hay tính năng chống tia UV giúp giảm tia có hại khi đi ngoài trời vào ban ngày. [elementor-template id="13475"]

Lời khuyên 3: Khi đi cắt kính, bạn hãy kiểm tra kỹ bao gói mắt kính, và theo dõi quá trình mài lắp vào gọng kính, để an tâm không bị đánh tráo sản phẩm (vì sau khi mài lắp xong, mắt kính rất khó phân biệt về thương hiệu và chiết suất).

Lời khuyên 4: Sử dụng đồ điện tử như máy tính, điện thoại là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Nhưng nếu bạn không điều tiết thói quen này thì sẽ rất dễ gây hại cho mắt, đặc biệt là nhìn màn hình quá gần hoặc sử dụng chúng trong tư thế nằm trượt dài.

=> Xem thêm: Hướng dẫn đeo kính cận đúng cách

Nguồn: Kính mắt Bích Ngọc

Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

MẮT KÍNH CHÍNH HÃNG

QUY TRÌNH MINH BẠCH

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Call Zalo Messenger