Kiến thức

Các loại bảng thị lực phục vụ đo thị lực

19:00 | 11/12/2035
Có nhiều hơn một loại bảng thị lực để giúp kiểm tra thị lực của bệnh nhân. Chúng là những loại nào và sử dụng ra sao?
Thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác, có khả năng phân biệt không gian, ánh sáng, giúp con người có thể quan sát, nhìn ngắm được hình ảnh, vật thể... Nếu nói mắt là tài sản quý giá nhất của mỗi người, thì thị lực là điều không đôi mắt nào có thể thiếu được. Không có thị lực, đôi mắt vô dụng! Khám thị lực là việc cho phép kiểm tra, đánh giá chức năng của các tế bào trong mắt, hỗ trợ phát hiện - điều trị các bệnh lý nhãn khoa. Đánh giá và kiểm tra thị lực luôn bao gồm cả thị lực xa và thị lực gần. Muốn thực hiện được điều này, cần phải có bảng thị lực để nhìn xa gần, hỗ trợ đánh giá và kết luận.
>> Xem ngay quá trình đo thị lực cập nhật công nghệ mới nhất tại Kính Mắt Bích Ngọc

I/ Các loại bảng đo thị lực

Theo phân loại của các chuyên gia nhãn khoa hiện nay, có 4 loại bảng thị lực chính chia theo các hình thể ký tự và đối tượng sử dụng là: Bảng Snellen - Ký hiệu để test đánh giá là các chữ cái với nhiều kích thước khác nhau, người khám cần nói tên của chữ cái mà mình nhìn thấy. - Áp dụng cho người đã biết đọc chữ. Bảng Landolt - Bảng đo thị lực chữ C - Chỉ gồm 1 ký hiệu thử là một vòng tròn có khe hở hướng về các phía khác nhau (trái, phải, trên, dưới), người khám cần chỉ ra hướng của khe hở. - Áp dụng cho mọi đối tượng. Bảng chữ E - Gồm 1 ký hiệu thử là chữ E quay các hướng khác nhau, người khám cần chỉ ra hướng của chữ E. - Áp dụng cho mọi đối tượng, thường dùng cho trẻ em vì đơn giản, có thể cầm một chữ E bằng nhựa và mô phỏng giống hình nhìn thấy trên bảng đo thị lực. Bảng hình - Ký hiệu thử là nhiều đồ vật hoặc con vật khác nhau, người khám cần nói tên của vật mình nhìn thấy. - Áp dụng cho mọi đối tượng, thường dùng cho trẻ nhỏ vì đơn giản, không yêu cầu biết chữ. Các loại bảng đo thị lực

II/ Các bước đo thị lực - thử thị lực với bảng đo thị lực nhìn xa

Bước 1: Bác sĩ hoặc khúc xạ viên giải thích cho bệnh nhân hiểu đúng về cách đo này để phối hợp đo thị lực, thử xem bệnh nhân nhìn xa tốt đến mức nào. Việc nói chuyện giải thích này sẽ tùy thuộc vào từng loại bảng đo thị lực sẽ sử dụng sau đó. Cụ thể: + Nếu là bảng thị lực Landolt (kiểu hình vòng tròn hở hay còn gọi là bảng thị lực chữ C): Giải thích cho bệnh nhân là sẽ hỏi phần hở của vòng tròn quay về phía nào: trên, dưới, phải, trái (tương tự với bảng thị lực có chữ E quay theo cách hướng). Để nhận diện, bệnh nhân có thể giơ tay ra hiệu xem phần hở của vòng tròn (hoặc hướng quay của chữ E) về phía nào nếu đọc rõ ở dòng đó. + Nếu là bảng thị lực chữ cái: Trên bảng chữ cái, bệnh nhân được yêu cầu đọc các chữ hoặc số trên từng dòng. + Nếu là bảng thị lực dạng hình: Trẻ em cần gọi tên những vật được mô phỏng trong bảng thị lực hình theo tay chỉ của người thử thị lực. Bước 2: Đặt bảng thị lực vào vị trí đủ ánh sáng với nguồn sáng chủ yếu chiếu về phía bảng thị lực, không để hoặc hạn chế tối đa ánh sáng chiếu vào mắt bệnh nhân. Đối với bảng thị lực hộp, đặt ở trong phòng và có nguồn sáng ở trong thì tắt các nguồn sáng khác chiếu về phía bệnh nhân. Nếu thử thị lực ngoài trời, cũng cần theo nguyên tắc trên để mặt trời chiếu từ phía sau bệnh nhân. Đặt bảng đo thị lực đủ độ sáng Bước 3: Bệnh nhân sẽ đứng hoặc ngồi cách bảng thị lực treo ngang tầm mắt bệnh nhân với khoảng cách đã được ghi sẵn trên bảng thị lực. Chú ý: Kích cỡ các ký tự trên bảng thị lực đã được thiết kế sẵn cho từng khoảng cách đặt bảng thị lực khác nhau. Cần đặt bảng thị lực cách bệnh nhân đúng theo khoảng cách được ghi ở phía trên từng bảng. Bước 4: Đo thị lực cho từng mắt. Quy ước chung là đo mắt phải (MP) trước, mắt trái (MT) sau. Bệnh nhân sẽ được chỉ và phải đọc hoặc gọi tên các hình ảnh, chữ cái trên bảng thị lực theo chỉ dẫn ban đầu của bác sĩ. Bước 5: Để thử thị lực được nhanh và hợp lý, nên bắt đầu từ hàng giữa của bảng thị lực. Nếu bệnh nhân không nhìn thấy thì chỉ lên dòng trên với các ký tự lớn hơn. Nếu bệnh nhân nhìn thấy thì tiếp tục thử cho bệnh nhân các dòng phía dưới theo thứ tự từ phải sang trái cho tới khi bệnh nhân không thấy được chỗ hở của vòng tròn. Sai số cho phép là 1/4 ký tự. Bước 6: Ghi lại thị lực (TL) ở mức cao nhất bệnh nhân có thể thấy (phía trên dòng không nhìn thấy). Ví dụ: nếu mắt phải (MP) bệnh nhân nhìn thấy hết dòng 3/10 mà không nhìn thấy dòng 4/10 thì thị lực được ghi lại là Thị lực mắt phải 3/10 (viết tắt: TL MP 3/10) . trẻ em bao lâu nên đi khám thị lực Nếu bệnh nhân không nhìn thấy ký tự lớn nhất trên bảng thì yêu cầu bệnh nhân đi gần đến bảng cho đến khi có thể nhìn thấy ký tự lớn nhất và ghi lại khoảng cách bệnh nhân có thể nhìn thấy. Nếu bệnh nhân không thấy ký tự lớn nhất thì tiếp tục quá trình như sau cho đến khi bệnh nhân trả lời được:   Diễn giải một số mức thị lực: Thị lực ở mức ” Đếm ngón tay” (ĐNT): Nếu bệnh nhân không thể nhìn thấy ký tự lớn nhất thì bạn hãy giơ tay của bạn ở khoảng cách 30 cm trước mặt bệnh nhân với một số ngón tay nhất định. Hỏi bệnh nhân số ngón tay bạn đưa ra nếu bệnh nhân trả lời chính xác thì đưa khoảng cách ra 1M và hỏi lại bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn trả lời chính xác thì nhắc lại ở khoảng cách 2M và 3M cho đến khi bệnh nhân không thể nhìn thấy và ghi lại khoảng cách bệnh nhân thấy được. Ví dụ nếu MP của bệnh nhân có thể đếm ngón tay ở khoảng cách tối đa là 4M thì ghi TL là MP ĐNT 4M. Thị lực ở mức “Bóng bàn tay” (BBT) nếu bệnh nhân không đếm được ngón tay ở khoảng cách 30cm thì vẫy bàn tay và hỏi họ có nhìn thấy bàn tay không. Nếu bệnh nhân có nhìn thấy thì hỏi lại cho đến khoảng cách xa nhất mà bệnh nhân không thấy và ghi lại kết quả. Ví dụ: MT bệnh nhân có thể thấy bàn tay chuyển động ở khoảng cách 20 cm nhưng không thấy ở 30 cm thì ghi TL là MT BBT 20 cm. Thị lực ở mức “Nhận biết sáng tối”: nếu bệnh nhân không nhìn thấy bóng bàn tay thì hãy dùng đèn pin chiếu sáng vào mắt bệnh nhân và hỏi bệnh nhân có thể phát hiện được không. Nếu bệnh nhân nhận biết được thì ghi thị lực là ST (+), nếu không nhận biết được thì ghi là ST (-). Bước 7: Nhắc lại các bước trên cho mắt trái (MT). Việc đo thị lực ở mắt là cần thiết và vô cùng quan trọng, giúp hỗ trợ kiểm tra, phát hiện các bệnh lý ở mắt (tật khúc xạ cận - viễn - loạn thị), đồng thời giúp bác sĩ có thể có phương pháp điều trị kịp thời. Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách đo thị lực với các bảng thị lực nhìn xa. Đo thị lực rất cần thiết, công việc này không chỉ cung cấp một kết quả chính xác về tình trạng khúc xạ hiện tại mà còn giúp phát hiện sớm một số bệnh lý xảy ra với đôi mắt. Vì thế, ai cũng nên duy trì đo thị lực thường xuyên từ 3-6 tháng một lần. Hiện tại, Kính Mắt Bích Ngọc đang thực hiện miễn phí dịch vụ đo thị lực cho mọi khách hàng. Nếu bạn cảm thấy mắt mình đã mờ, hoặc đã hơn 6 tháng bạn chưa đi kiểm tra thị lực thì mời bạn đăng kí đo thị lực với Kính Mắt Bích Ngọc tại đây.

Nguồn: Kính mắt Bích Ngọc

Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

MẮT KÍNH CHÍNH HÃNG

QUY TRÌNH MINH BẠCH

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Call Zalo Messenger