Kiến thức

Cấu tạo mắt người: Bộ phận, công năng, cơ chế hoạt động của mắt

21:00 | 09/11/2036
Đôi mắt là nơi tiếp nhận một lượng lớn thông tin vào não. Mắt người có cấu tạo khá tinh vi và phức tạp, chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo mắt người và cơ chế hoạt động của nó như thế nào?

1. Vai trò của mắt 

Đôi mắt tuy nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống chúng ta. Mắt thực hiện 3 chức năng chính:
  • Quan sát: Đôi mắt giống như một máy chụp ảnh, nó thu nhận các thông tin về màu sắc, hình ảnh, sau đó chuyển lên cho não bộ xử lý và lưu trữ. Chức năng quan sát của nó giúp chúng ta hiểu, nhận biết các sự vật, sự việc trong đời sống.
  • Giao tiếp: Là cơ quan giúp con người giao tiếp mà không cần sử dụng ngôn ngữ. Thông qua ánh mắt, con người có thể liên hệ, ra hiệu, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói.
  • Cân bằng cảm xúc: Mắt được cho là cơ quan giúp con người thể hiện và cân bằng cảm xúc tốt hơn. Ví dụ như lúc ta khóc cũng có thể giải toả căng thẳng rất tốt.
Cấu tạo mắt người

Sơ đồ cấu tạo mắt

2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của mắt

Cấu tạo mắt người gồm 2 phần:
  • Phần cấu tạo mắt ngoài: Là phần mà mắt thường có thể nhìn thấy được như lông mi, mi mắt, củng mạc, giác mạc…
  • Phần cấu tạo mắt trong:  Có cấu tạo rất tinh vi như thuỷ tinh thể, võng mạc, hoàng điểm...
 Nhãn cầu: Chiếm hầu hết các bộ phận của mắt và gần như là cấu tạo của mắt có hình cầu.

2.1. Phần cấu tạo mắt ngoài

Cấu tạo ngoài mắt người                  Minh hoạ cấu tạo ngoài mắt người                                   

a, Hốc mắt

Mắt nằm trong một hốc xương ở sọ gọi là hốc mắt. Hốc mắt giúp bảo vệ nhãn cầu

b, Màng nước mắt

Màng nước mắt là một lớp nước ở mặt trước của mắt, giữ cho bề mặt nhãn cầu luôn ướt và cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc. Nó cũng tạo ra một bề mặt nhẵn cho ánh sáng đi qua để đến giác mạc và bảo vệ mắt khỏi nhiễm trùng.

c, Củng mạc

Củng mạc là lớp ngoài của nhãn cầu. Củng mạc có màu trắng bao quanh nhãn cầu, chiếm ⅘ không gian phía sau. Bám vào mặt ngoài củng mạc là 6 cơ ngoại nhãn và thần kinh thị giác. Củng mạc rất dai. Nó bảo vệ các bộ phận trong nhãn cầu và tạo nên hình dạng nhãn cầu.

d, Giác mạc

Giác mạc khác củng mạc vì giác mạc không có màu trắng mà trong suốt như kính. Giác mạc chiếm ⅕ không gian phía trước. Giác mạc mỏng nhưng rất chắc chắn và bảo vệ mắt, giúp hội tụ ánh sáng vào mắt  để ánh sáng đi vào nhãn cầu.

e, Kết mạc

Kết mạc là một lớp mỏng, trong suốt bao phủ phần trước của củng mạc và mặt trong của mi mắt. Kết mạc có 2 phần:
  • Kết mạc nhãn cầu: Bao phủ củng mạc ở phần trước nhãn cầu. Phần này của kết mạc bao phủ một phần củng mạc nhưng không che phủ giác mạc.
  • Kết mạc mi: Che phủ mặt trong của mi trên và mi dưới.
Kết mạc giúp bảo vệ mắt khỏi nhiễm trùng và khỏi tổn hại bởi các dị vật.

f, Mống mắt

Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử quyết định màu mắt. Ở giữa mống mắt có 1 lỗ tròn gọi là đồng tử ( là lỗ tròn màu đen, có thể co hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt giúp cân bằng lượng ánh sáng vào mắt).

g, Tuyến lệ ( lỗ lệ)

Tuyến lệ là các lỗ nhỏ nằm gần ở bờ mi, gần góc trong mắt. Tuyến lệ giúp nước mắt được dẫn ra khỏi mắt. Nước mắt lưu thông xuống mũi qua các lỗ lệ. Đây là lý do tại sao mũi chảy nước khi chúng ta khóc. * Màng mạch Màng mạch hay còn gọi là màng bồ đào có 3 phần gồm mống mắt, thể mi, và hắc mạc. Trong đó mống mắt và thể mi là màng bồ đào trước, hắc mạc là màng bồ đào sau.

2.2. Phần cấu tạo mắt trong

Cấu tạo trong mắt người

Minh hoạ cấu tạo trong mắt người

a, Thể mi

Thể mi là một vòng cơ quanh mắt. Nằm giữa mống mắt và hắc mạc. Điều tiết giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần và tiết thuỷ dịch nhờ các tế bào lập phương ở tua mi.

b, Hắc mạc

Hắc mạc là lớp màng mỏng nằm giữa củng mạc và võng mạc. Hắc mạc nối tiếp với mống mắt ở phía trước, có nhiều mạch máu và những tế bào sắc tố đen, có nhiệm vụ nuôi nhãn cầubiến lòng nhãn thành một buồng tối giúp hình ảnh được thể hiện rõ nét trên võng mạc.

c, Thuỷ tinh thể

Thuỷ tinh thể nằm sau mống mắt và đồng tử, trong suốt như kính. Thuỷ tinh thể có vai trò thay đổi tiêu điểm của mắt để chúng ta có thể nhìn được mọi vật ở khoảng cách khác nhau.

d, Dịch kính

Dịch kính nằm bên trong sau thuỷ tinh thể, chứa một dịch dạng thạch trong suốt. Dịch kính chủ yếu là nước và chiếm khoảng ⅔ thể tích nhãn cầu. Dịch kính giúp tạo ra hình dáng nhãn cầu

e, Võng mạc

Võng mạc là một màng bên trong lòng của màng bồ đào, được phủ bởi hàng triệu tế bào cảm thụ ánh sáng. Điển hình là tế bào nón, tế bào que và lớp tế bào thần kinh cảm thụ. Võng mạc có tác dụng thu nhận ánh sáng từ thuỷ tinh thể hội tụ lại.

f, Hoàng điểm ( Điểm vàng)

Hoàng điểm là trung tâm của võng mạc, nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất thu nhận thông tin và ánh sáng một cách rõ nét. Sau đây Kính Mắt Bích Ngọc sẽ tóm tắt lại cấu tạo mắt người theo thứ tự từ ngoài vào trong.

CẤU TẠO MẮT NGƯỜI: BỘ PHẬN, VỊ TRÍ, CÔNG NĂNG

Bộ phận  Định nghĩa, vị trí Công năng
Hốc mắt  Là hốc xương ở sọ bao trọn nhãn cầu. Hốc mắt giúp bảo vệ mắt.
Màng nước mắt  Là một lớp nước ở mắt trước của mắt. Giữ cho bề mặt nhãn cầu luôn ẩm ướt, cung cấp chất dinh dưỡng, bảo vệ mắt và tạo bề mặt nhẵn cho ánh sáng đi qua.
Giác mạc Ngay sau màng nước mắt, trong suốt và chiếm ⅕ không gian phía trước nhãn cầu. Giác mạc mỏng nhưng rất chắc chắn giúp bảo vệ mắt, giúp hội tụ ánh sáng vào mắt để ánh sáng đi vào nhãn cầu.
Củng mạc  Là lớp ngoài của nhãn cầu chiểm ⅘ không gian phía sau, chứa 6 cơ ngoại nhãn và thần kinh thị giác. Củng mạc rất dai  giúp bảo vệ các bộ phận bên trong nhãn cầu và tạo nên hình dạng nhãn cầu.
Kết mạc  Là một lớp mỏng bao phủ phần trước của củng mạc và mặt trong của mi mắt. Có cấu tạo 2 phần là kết mạc nhãn cầu và kết mạc mi. Giúp bảo vệ mắt khỏi nhiễm trùng và khỏi tổn hại bởi các dị vật.
Mống mắt Là vòng sắc tố bao quanh đồng tử nằm phía sau giác mạc. Mống mắt quy định màu mắt.
Đồng tử  Là lỗ tròn màu đen, nằm trong mống mắt. Kích thước đồng tử: Bình thường trong tối kích thước đồng tử khoảng 3-4mm và khi ra sáng là 1-2mm. Giúp cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.
Tuyến lệ  Là lỗ nhỏ nằm gần bờ mi, gần góc trong mắt. Giúp nước mắt được dẫn ra khỏi mắt. Nước mắt lưu thông xuống mũi qua các lỗ lệ, đây là lý do nước mũi chảy khi chúng ta khóc.
Thể mi  Là một vòng cơ quanh mắt. Nằm giữa mống mắt và hắc mạc. Điều tiết giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần và tiết thuỷ dịch.
Hắc mạc  Là lớp màng mỏng nằm giữa củng mạc và võng mạc, nối tiếp với mống mắt ở phía trước. Hắc mạc có nhiều mạch máu và sắc tố đen. Nhiệm vụ nuôi nhãn cầu và biến lòng nhãn thành buồng tối giúp hình ảnh được thể hiện rõ nét trên võng mạc.
Thuỷ tinh thể  Nằm sau mống mắt và đồng tử, trong suốt như kính. Có vai trò thay đổi tiêu điểm của mắt để chúng ta nhìn được mọi vật ở khoảng cách khác nhau.
Dịch kính Nằm bên trong sau thuỷ tinh thể, chứa một dịch dạng trong suốt, chủ yếu là nước và chiếm ⅔ thể tích nhãn cầu. Giúp tạo ra hình dáng nhãn cầu.
Võng mạc Là một màng bên trong lòng của màng bồ đào. Giúp thu nhận ánh sáng từ thuỷ tinh thể hội tụ lại
Hoàng điểm  Là trung tâm của vòng mạc, nằm ngay trong võng mạc. Là nơi tế bào nhạy cảm nhất thu nhận thông tin và ánh sáng một cách rõ nét.

3. Cơ chế hoạt động của mắt

3.1. Mắt nhìn như thế nào? 

Cơ chế ánh sáng vào mắt

Cơ chế thu nhận ánh sáng của mắt

Hiểu một cách đơn giản thì cơ chế hoạt động của mắt giống cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Cấu tạo của mắt có hệ thấu kính bao gồm giác mạc, thuỷ tinh thể. Mắt có hệ thấu kính thuộc phần trước của nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử và thủy tinh thể. Cơ chế chụp ảnh
  • Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thuỷ tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt.
  • Các tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh.
  • Sau đó, tín hiệu được chuyển đến não bộ thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ.
Cơ chế điều chỉnh tiêu cự Như ta được biết thì thấu kính của máy ảnh thường phải điều chỉnh tiêu cự thấu kính và mức độ ánh sáng tuy nhiên với mắt thì tất cả đều hoạt động một cách tự động.
  • Thông qua độ cong của thuỷ tinh thể, độ co giãn của mống mắt, kích thước của đồng tử, từ đó điều khiển tiêu cự, cường độ chùm sáng đi vào.

3.2. Chúng ta khóc như thế nào? 

Tuyến lệ là nơi sản sinh ra nước mắt. Mắt khóc như thế nào Tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp giác mạc luôn được bôi trơn, nó là cơ chế bảo vệ tự nhiên giúp mắt luôn được làm sạch. Khi cảm xúc được đẩy lên cao độ thì não sẽ nhanh chóng nhận diện cảm xúc và dẫn truyền thông tin tới tuyến lệ để đẩy nước mắt tiết ra khỏi cơ thể, lúc đó chúng ta gọi là khóc. Nhờ khóc thì não bộ của chúng ta sẽ thoát khỏi trạng thái căng thẳng, dần dần chúng ta lấy lại được cảm xúc ổn định và cân bằng.

4. Lời khuyên để mắt luôn sáng khỏe

Mắt là bộ phận quan trọng đối với con người. Nếu mắt khỏe, chúng ta có thể nhìn rõ mọi vật mà không gặp bất kỳ cản trở nào. Do đó, cách chăm sóc và bảo vệ mắt được xem là ưu tiên hàng đầu để tránh các bệnh, tật về mắt. Dưới đây, Kính mắt Bích Ngọc sẽ chia sẻ với các bạn 4 cách cơ bản giúp bạn bảo vệ đôi mắt luôn sáng rõ.

4.1. Bổ sung chế độ ăn tốt cho mắt

  • Ăn nhiều rau xanh đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm, trái cây có màu vàng cam ( cà rốt, đu đủ, cam…), các loại gan động vật.
∎ 9 loại vitamin, khoáng chất tốt cho mắt

4.2. Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý

  • Cho mắt nghỉ ngơi sau thời gian dài làm việc căng thẳng, nhìn ra xa khỏi màn hình máy tính hoặc chớp mắt nhiều lần để mắt điều tiết, tránh khô mắt do nhìn màn hình máy tính quá lâu.
  • Nơi học và làm việc cần có lượng ánh sáng hợp lý, không nhìn quá xa hoặc quá gần vào sách hay màn hình máy tính (cách từ 30 - 40 cm).

4.3. Bảo vệ đôi mắt bởi các tác nhân bên ngoài

  • Tránh nhìn trực tiếp vào các nguồn sáng chói loá như: đèn hàn xì, lò đúc thuỷ tinh, đèn pha ô tô
  • Nên dùng mắt kính chống tia UV, mắt kính chống ánh sáng xanh khi dùng máy tính hay đi ra ngoài để đôi mắt được bảo vệ toàn diện nhất.
  • Không đưa tay dụi mắt vì có thể ảnh hưởng tới giác mạc cũng như tay bạn chứa nhiều vi khuẩn khiến mắt dễ mắc các bệnh lý khác nguy hiểm.

4.4. Đi khám định kỳ

  • Đôi mắt cũng cần được kiểm tra và thăm khám định kỳ, một số bệnh lý nếu phát hiện quá muộn sẽ rất khó chữa dẫn tới mù loà.
  • Nên đi khám định kỳ từ 3 - 6 tháng 1 lần,  kiểm tra thị lực cũng như các vấn đề khác của mắt để có phương án hỗ trợ điều trị tốt nhất, tránh việc bệnh diễn biến nặng hơn.
Trên đây Kính Mắt Bích Ngọc  đã giới thiệu sơ bộ về cấu tạo mắt người, vị trí của các bộ phận, công năng và cơ chế hoạt động của mắt. Hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về đôi mắt của mình. Chúc các bạn có một đôi mắt khoẻ.
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

MẮT KÍNH CHÍNH HÃNG

QUY TRÌNH MINH BẠCH

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Call Zalo Messenger