Kiến thức

Tật khúc xạ là gì? Hiểu đúng về tật khúc xạ

08:00 | 01/01/1970
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện mắt TW năm 2017, tình trạng tật khúc xạ là một vấn đề đáng báo động. Với tỷ lệ khoảng 15-20% ở nông thôn và 30-40% ở thành phố, thì Việt Nam có khoảng 5 triệu trẻ em bị tật khúc xạ chỉnh kính ( trong đó ⅔ là cận thị).

1. Tật khúc xạ là gì ?

Tật khúc xạ là những khiếm khuyết quang học khiến mắt không tập trung ánh sáng đúng cách, hoặc cấu tạo mắt bị lão hoá, trở nên xơ cứnggiảm tính đàn hồi, làm hình ảnh bị mờ hoặc méo mó.   Đối với người bình thường, các tia sáng từ vô cực chạy tới mắt qua các môi trường trong suốt rồi hội tụ trên võng mạc khiến ta nhìn rõ vật.  Với những người bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) do hệ thống quang học không bình thường nên tia sáng (khúc xạ)  không được hội tụ trên võng mạc, mà lại hội tụ ở trước, trên hoặc sau võng mạc, khiến hình ảnh của vật bị mờ đi, méo mó theo các cách khác nhau.  Tuy nhiên với tật khúc xạ lão thị thì bản chất của nó lại khác so với cận thị, viễn thị hay loạn thị. Đó là mắt của người bị lão thị thực chất là chính thị - tức là tia sáng (khúc xạ) vẫn hội tụ trên võng mạc, do cấu tạo mắt bị lão hóa, thể mi và thủy tinh thể bị khô cứngkhó điều tiết khiến hình ảnh của vật bị mờ đi.

2. Các dạng tật khúc xạ ở mắt

Theo Kính Mắt Bích Ngọc thì có 4 loại tật khúc xạ là: Cận thị, Viễn thị, Loạn thịLão thị. [elementor-template id="15157"]
Cận thị  Viễn thị  Loạn thị  Lão thị
Giác mạc  Cong quá nhiều  Cong quá ít  Cong không đều Bình thường
Thuỷ tinh thể  Bình thường  Bình thường  Bình thường  Cứng và không đàn hồi ( chỉ có thể tăng nhẹ công suất hội tụ).
Số lượng tiêu điểm 1 tiêu điểm ảnh  1 tiêu điểm ảnh  Nhiều tiêu điểm ảnh  1  tiêu điểm ảnh 
Vị trí tiêu điểm  Trước võng mạc  Sau võng mạc  Trước, trên, sau võng mạc Trên võng mạc
Biểu hiện Nhìn xa mờ Nhìn gần mờ, có thể cả nhìn xa cũng mờ nếu viễn thị nặng  Nhìn mờ ở mọi khoảng cách  Nhìn gần mờ hoặc nhìn cả xa và gần đều mờ 
Đối tượng  Mọi lứa tuổi, thường ở trẻ em  Mọi lứa tuổi, thường ở trẻ em  Mọi lứa tuổi  Thường sau 40 tuổi
Cách chỉnh kính  Đeo kính phân kỳ  Đeo kính hội tụ ( cả nhìn xa và gần) Đeo kính có thiết kế nghiêng Đeo kính hội tụ (chỉ đeo khi nhìn gần Đeo kính 2 tròng/đa tròng ( kính hội tụ khi nhìn gần và kính phân kì khi nhìn xa)

3. Nguyên nhân bị tật khúc xạ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tật khúc xạ nhưng thường là do những nguyên nhân chủ yếu như:
  • Mắc tật khúc xạ do bẩm sinh, di truyền ( chiếm 60% trên tổng số các trường hợp mắc tật khúc xạ)
  • Thời gian mà mức độ sử dụng quá nhiều: Làm việc quá nhiều (trên 8 giờ), hoặc quá lâu trong thời gian dài liên tục (trên 2h liên tục).
  • Làm việc  và sử dụng mắt trong điều kiện thiếu sáng.
  • Sau phẫu thuật hoặc chấn thương mắt.
  • Làm việc, học tập không đúng tư thế, nhìn quá gần.
  • Do tuổi tác dẫn đến suy giảm khả năng điều tiết thuỷ tinh thể bị lão hoá và trở nên xơ cứng. Cùng với đó là hệ thống các cơ xung quanh bị suy yếu, dẫn đến suy giảm khả năng điều tiết dẫn tới lão thị.

4. Các phương pháp chữa tật khúc xạ

Tật khúc xạ khó có thể ngăn ngừa được, nhưng việc chẩn đoán, điều trị và hỗ trợ thị lực có thể thực hiện được một cách dễ dàng bằng chỉnh kính, kính áp tròng hoặc thực hiện phẫu thuật khúc xạ.

4.1. Phương pháp điều trị tật khúc xạ

  • Đeo kính thuốc là phương pháp vừa an toàn, hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn cần đến những cửa hàng kính mắt uy tín, phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để khám và đo, sử dụng được loại kính và độ kính phù hợp. Kính Oval cá tính
  • Đeo kính áp tròng cho chúng ta tầm nhìn rõ ràng, thời trang và thoải mái hơn kính mắt. Tuy nhiên đeo kính áp tròng dễ gây kích ứng, với thời tiết ở Việt Nam độ ẩm cao rất dễ gặp các vấn đề về mắt nếu không sử dụng đúng cách.Đeo kính áp tròng
  • Đeo kính Ortho-K ( Orthokeratology) là một loại kính áp tròng cứng, được thiết kế riêng biệt để đeo vào ban đêm, có khả năng điều chỉnh hình dáng của giác mạc trong khi bạn ngủ. Vì vậy bạn sẽ nhìn rõ mọi vật khi thức dậy sau khi tháo kính ra.  Đây là phương pháp có ưu điểm là giúp người bệnh đeo đúng độ  mà không bị mỏi hay choáng mắt,  tránh tình trạng tăng độ. kính tiếp xúc ortho-K
 

BẢNG TÓM TẮT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ

Phương pháp  Định nghĩa  Ưu điểm  Nhược điểm
Kính thuốc  Là một thấu kính,  tuỳ vào tật khúc xạ của người bệnh mà sẽ được chỉ định đeo thấu kính phân kì hay hội tụ. Phương pháp vừa an toàn, hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
  • Có thể không đeo được đúng độ, khiến độ khúc xạ càng nặng hơn
  • Dễ gây cản trở về sinh hoạt và tính thẩm mỹ
Kính áp tròng mềm Là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo, có độ cong với giác mạc
  • Có nhiều màu sắc, cho tầm nhìn rõ ràng và thoải mái hơn đeo kính mắt
  • Mang lại tính thẩm mỹ cao
  • Đeo không đúng cách có thể khiến giác mạc bị trầy xước, viêm loét hoặc nhiễm trùng
  • Kính khó đeo và khó tháo với những người mới sử dụng
Kính áp tròng cứng Ortho – K Là một loại kính áp tròng cứng, có khả năng điều chỉnh lại hình dáng giác mạc khi ngủ
  • Chỉ đeo qua đêm thì sau khi tháo ra mắt sẽ hoàn toàn bình thường trong suốt một ngày
  • Cho tầm nhìn đúng với độ khúc xạ của mình, tránh tình trạng tăng độ
  • Bản chất vấn là kính áp tròng và tháo ra lắp vào hàng ngày, khó khăn trong việc bảo quản và sử dụng
  • Có thể khiến giác mạc bị trầy xước, viêm nhiễm nếu không biết cách sử dụng.
Phẫu thuật bằng Laser LASIK Là một hệ thống dao cơ học sẽ tạo vạt giác mạc dày khoảng 120 micron trên bề mặt giác mạc Mất ít thời gian, thị lực phục hồi nhanh Không điều trị được khi giác mạc mỏng hoặc độ cận quá cao
FEMTO LASIK Là phương pháp tạo vạt bằng tia laser femtosecond giúp nâng cao mức độ chính xác và an toàn trong phẫu thuật
ReLEx SMILE Tia Laser Femtosecond được lập trình để hội tụ tạo lõi mô bên dưới bề mặt giác mạc. Sau đó tia laser sẽ cắt một vết nhỏ khoảng 2-3mm trên bề mặt giác mạc. Cuối cùng bác sĩ sẽ tách lấy lõi mô ra ngoài
  • Triệt tiêu hoàn toàn rủi ro tạo vạt giác mạc.
  • An toàn và thích hợp với người có đặc thù công việc dễ chấn thương.
  • Ít gây khô mắt và tái cận sau phẫu thuật
Giá mổ cao, không điều trị được viễn thị hoặc độ cận quá cao
Phẫu thuật khúc xạ nội nhãn Phẫu thuật ICL Bác sĩ sẽ  đặt bổ sung một thấu kính mềm cực nhỏ vào bên trong mắt Điều trị độ cao nhưng vẫn bảo tồn nguyên vẹn thuỷ tinh thể của mắt Phương pháp chỉ được thực hiện tại các bệnh viện lớn, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao
Phẫu thuật Phaco Khi mắt có hiện tượng đục thuỷtinh thể đi kèm, bác sĩ sẽ thay thuỷ tinh thể nhân tạo Điều trị đồng thời tật khúc xạ và bệnh đục thuỷ tinh thể đi kèm Can thiệp ở mức độ xâm lấn nhiều, ảnh hưởng tới cấu trúc của mắt

4.2 Phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ

  • Phẫu thuật bằng Laser có khả năng phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử và nguyên tử Protein của tổ chức giác mạc, tạo ra những đường cắt phẳng, mịn và chính xác. Hai phương pháp phẫu thuật khúc xạ bằng Laser phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật có tạo vạt ( LASIK, FEMTO LASIK) và phẫu thuật không vạt (SMILE).
  • Phẫu thuật khúc xạ nội nhãn được sử dụng trong các trường hợp cận thị, loạn thị quá nặng. Có 2 phương pháp phổ biến là phẫu thuật ICL và phẫu thuật Phaco, tuỳ vào đặc điểm và thông số của mắt thì người bệnh sẽ được chỉ định chọn loại phẫu thuật phù hợp. 

5. Tật khúc xạ có phải là bệnh không?

Hiện nay có rất nhiều người hiểu sai và nghĩ tật khúc xạ là một bệnh lý. Thực chất tật khúc xạ không phải là bệnh.

BẢNG PHÂN BIỆT TẬT KHÚC XẠ VÀ BỆNH LÝ VỀ MẮT

Tật khúc xạ  Bệnh lý về mắt 
Bản chất  Là những khiếm khuyết quang học khiến mắt không tập trung ánh sáng đúng cách, làm hình ảnh bị mờ hoặc méo mó Do vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng Đường dẫn truyền của dây thần kinh thị giác bị cản trở
Biểu hiện  Thị lực giảm sút theo các cách khác nhau ( nhìn xa mờ, nhìn gần mờ hoặc nhìn vật méo mó) Giảm thị lực Gây đau nhức, khó chịu
Chẩn đoán Khám tại cửa hàng kính mắt, phòng khám mắt, bệnh viện Chỉ được phát hiện bằng máy soi chuyên dụng bởi bác sĩ tại phòng khám hoặc bệnh viện uy tín.
Cách điều trị  Dùng kính thuốc, kính áp tròng,mổ laser Có hiệu quả nhanh, thị lực cải thiện ngay lập tức Phẫu thuật hoặc tiểu phẫu Điều trị dài ngày, sử dụng phác đồ điều trị như kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm…
Mối liên hệ  Bị sẹo giác mạc dẫn tới loạn thị Do quá trình phẫu thuật gây biến chứng dẫn đến giác mạc bị thay đổi bất thường gây tật khúc xạ. Cận thị nặng có thể gây bong võng mạc Viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ có thể gây lác mắt dẫn tới nhược thị một mắt.

6. Đo tật khúc xạ như thế nào?

Chẩn đoán tật khúc xạ không khó, dù thực hiện ở bệnh viện hay cửa hàng kính mắt, bạn cũng sẽ đều trải qua các bước sau: Thứ nhất, khúc xạ viên sẽ hỏi bạn một số câu liên quan đến tình trạng hiện tại: lý do đến khám, thị giác, tình trạng của mắt, tình trạng sức khỏe tổng quát, tiền căn gia đình, các loại thuốc đang sử dụng … Thứ hai, đo thị lực Bạn sẽ nhìn số/ chữ cái trên bảng thị lực ở khoảng cách nhất định, sau đó che từng mắt để kiểm tra khả năng nhìn của từng mắt là bao nhiêu trên thang điểm 10 (hoặc 20). Thứ ba, khám khúc xạ Khám khúc xạ chủ quan đi kèm với soi bóng đồng tử giúp xác định được độ cầu trừ nhỏ nhất cho thị lực tối đa. Khám khúc xạ khách quan có liệt điều tiết giúp ta chẩn đoán xác định cận thị giả. Đo độ cong giác mạc giúp ta có khái niệm về tình trạng loạn thị giác mạc của bệnh nhân và cùng với kết quả loạn thị tổng cho ra từ phương pháp khúc xạ chủ quan và khách quan sẽ cho ta khái niệm về tình trạng loạn thị của bệnh nhân.

Đo tật khúc xạ tại Kính Mắt Bích Ngọc

Quy trình đo độ tật khúc xạ tại Kính Mắt Bích Ngọc được thực hiện theo 4 bước:

  • Bước 1: Đo mắt với máy khúc xạ kế tự động giúp xác định số kính cần tham khảo.
  • Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực và kính thử khác nhau kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên màn hình.
  • Bước 3: Đeo kính thử từ 20 đến 30 phút, đi lại hoặc nhìn xa, nhìn gần giúp mắt thích nghi với số độ kính đang đeo.
  • Bước 4: Trao đổi thêm thông tin với khúc xạ viên để điều chỉnh số kính phù hợp (nếu trong quá trình thử kính xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt).
 

6 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ TẬT KHÚC XẠ

[elementor-template id="15090"]  Trên đây Kính Mắt Bích Ngọc đã tổng hợp lại những thông tin cần thiết về tật khúc xạ. Hi vọng các bạn hiểu đúng được bản chất của tật khúc xạ và luôn giữ cho mình một đôi mắt khoẻ.
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

MẮT KÍNH CHÍNH HÃNG

QUY TRÌNH MINH BẠCH

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Call Zalo Messenger