Nhiều người bị cận thị lo lắng không biết cận nắng quá có bị mù mắt không? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp.
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Ophthalmology (Mỹ), một nửa dân số thế giới (gần 5 tỉ người) sẽ bị
cận thị vào năm 2050 và cận thị cũng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực, mù lòa.
1. Cận thị bao nhiêu độ là nặng? Cận thị nặng thì sao?
Một nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội khảo sát 250 bệnh nhân từ 5-18 tuổi cho thấy, tỷ lệ xuất hiện tật cận thị cao nhất là ở học sinh tiểu học, chiếm 55,2%. Ngoài nguyên nhân di truyền như có hơn 24 gene có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị thì phần lớn trẻ em Việt Nam bị suy giảm thị lực do ngồi sai tư thế khi học, học tập cường độ cao, dùng thiết bị điện tử quá nhiều và không có thói quen khám mắt định kỳ.
Cận thị được chia thành 3 nhóm chính: Cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng. Trong đó, cận thị nặng được phân biệt với 2 nhóm cận thị còn lại bởi độ cận (đi-ốp).
- Cận nhẹ là người có số độ cận <=3.00D (đi-ốp)
- Cận trung bình là người có số độ cận từ 3.00 – 6.00D (đi-ốp)
- Cận nặng là người có số độ cận trên 6.00D (đi ốp)
Biến chứng của cận thị nặng - Bong võng mạc, xuất huyết dịch kính
Võng mạc là lớp màng thần kinh mỏng nằm ở phía sau đáy mắt, giữ vai trò thu nhận ánh sáng và chuyển chúng thành tín hiệu để truyền lên não phân tích.
Ở mắt người cận thị nặng, trục nhãn cầu dài hơn bình thường nên
dễ co kéo võng mạc, khiến cho
vùng chu biên của võng mạc mỏng dần. Lâu ngày có thể gây rách võng mạc, sự co kéo sẽ làm
bong võng mạc và
các mạch máu cũng có nguy cơ vỡ đứt làm xuất huyết dịch kính trong mắt. Đây là biến chứng nặng nề, khả năng hồi phục thị lực rất kém.
Nhược thị là tình trạng mắt bị suy giảm thị lực do não không nhận được hoàn toàn hoặc chỉ một phần tín hiệu từ mắt truyền đến. Nhược thị có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt do độ khúc xạ cao hoặc bất đồng khúc xạ. Nhược thị nếu phát hiện sớm và kịp thời ( thường ở độ tuổi dưới 6 tuổi) có thể điều trị giúp trẻ cải thiện thị lực, tuy nhiên nếu trên 6 tuổi sự hồi phục sẽ khó khăn dù luyện tập hay phẫu thuật.
∎ 8 điều cần biết về nhược thị Là tình trạng mắt không nằm ở vị trí cân đối bình thường. Ở người cận thị cao sự phối hợp điều tiết qui tụ của các cơ kém, thường dẫn đến lác ngoài hoặc lác luân phiên 2 mắt, gây mất thẩm mỹ và
giảm thị lực. Lác mắt có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc trên cả 2 mắt. Trường hợp nhẹ có thể điều chỉnh bằng cách đeo kính, nặng hơn có khi phải can thiệp phẫu thuật để phục hồi thị lực cũng như thẩm mỹ cho bệnh nhân.
2. Cận thị nặng quá có bị mù không
Cận thị nhẹ thường không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt nghiêm trọng của một người. Các vấn đề về thị lực do cận thị thường được điều chỉnh hoàn toàn bằng kính điều chỉnh (kính mắt và/ hoặc kính áp tròng) hoặc phẫu thuật mắt bằng laser. Nhưng nếu cận thị tiến triển đến mức độ nặng hơn của cận thị cao thì có thể xảy ra
các biến chứng như tăng nhãn áp,
đục thủy tinh thể và
bong võng mạc.
Võng mạc bị bong ra là một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với thị lực. Người một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng hơn một nửa số trường hợp bong võng mạc là do cận thị chứ không phải do chấn thương. Theo một nghiên cứu được công bố bởi BS. Timothy YY Lai – PGS. Khoa mắt và Khoa học thị giá, Đại học Trung Quốc – Hông Kông, tổn thương võng mạc liên quan tới tình trạng
mất thị lực tức là bị mù, vì vậy chúng rất quan trọng và cần được các bác sĩ nhãn khoa điều trị kịp thời.
** Cách điều trị bong võng mạc Laser quang đông được chỉ định với những trường hợp có rách võng mạc. Trên những mắt bong võng mạc, laser quang đông phải kết hợp với phẫu thuật dịch kính – võng mạc mới giải quyết được vấn đề. Các chỉ định phẫu thuật cho bong võng mạc có vết rách gồm:
- Cố định võng mạc bằng hơi, đai củng mạc kết hợp lạnh đông vết rách
- Cắt dịch kính qua pars plana kết hợp độn nội nhãn bằng khí nở hoặc dầu silicone.
Mục tiêu của phẫu thuật là tìm và dán vết rách. Những trường hợp bong chưa qua hoàng điểm có tiên lượng thị lực sau mổ tốt. Tuy nhiên những bệnh nhân đã bong qua hoàng điểm có tiên lượng phức tạp hơn và một số trường hợp có thể tiến triển mất thị lực không phục hồi kể cả khi phẫu thuật bong võng mạc đã thành công. Vì vậy
cần chẩn đoán sớm bong võng mạc để ngăn ngừa biến chứng mất thị lực vĩnh viễn. 3. Cận thị nặng có mổ được không
Theo lời khuyên của bác sĩ, người mắc tật cận thị chỉ nên phẫu thuật Lasik khi:
- Độ cận không quá 10 độ và độ loạn không quá 5 độ
- Đủ 18 tuổi trở lên, có độ cận ổn định (trong vòng 6 tháng độ cận không thay đổi quá 0,25-0,5 độ)
- Cấu tạo giác mạc bình thường, chiều dày giác mạc giác mạc đủ điều kiện cho phép
- Không mắc các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, cao huyết áp…
- Không chỉ định mổ với phụ nữ đang mang thai và cho con bú
** Lưu ý: - Nếu cận từ 1 – 2 độ và không phải phụ thuộc vào kính thì không nhất thiết phải phẫu thuật Lasik vì khi 40 tuổi, mắt bắt đầu chuyển sang giai đoạn lão thị sẽ không cần đeo kính cận.
- Bị cận thị trên 40 tuổi, nếu có dấu hiệu lão thị hoặc đục thủy tinh thể thì có thể mổ một lần bằng phương pháp Phaco hoặc Presbyond.
4. Nguyên nhân và cách phòng tránh tăng độ cận
Độ cận tăng nhanh ở người này nhưng tăng chậm ở người kia. Và dưới đây là một số nguyên nhân khiến tăng độ cận nhanh mà bạn cần tránh:
- Đeo kính không đúng độ (thấp hoặc cao hơn độ cận)
- Nhìn vào một điểm quá lâu mà không cho mắt thư giãn
- Không đi khám mắt định kỳ
- Ăn uống thiếu chất
- Xem phim trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay ở cự ly gần
**
Kết luận: Cận thị nặng là trên 6 diop, cận thị nặng gây ra nhiều
biến chứng như bong võng mạc, một trong những nguyên nhân dẫn đến
mất thị lực (mù lòa). Tuy nhiên, rất nhiều người bị cận thị nặng vẫn không gặp vấn đề gì và duy trì đeo kính lâu dài. Cận thị nặng mổ được tùy vào tình trạng của bệnh nhân, sau khi làm các bước kiểm tra cần thiết bác sĩ sẽ có chỉ định chính xác. Để tránh cận thị tăng độ nhanh bạn cần đảm bảo đeo kính đúng cách, sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ chất và khám mắt định kỳ.
Nguồn: Kính mắt Bích Ngọc