Kiến thức

Cận thị: Những kiến thức cần biết để chăm sóc và điệu trị đúng cách

23:00 | 11/12/2036
Nhiều người nhìn xa mờ nhưng khi đi khám lại được chẩn đoán là không bị cận thị mà bị cận thị giả. Vậy làm thế nào để nhận biết cận thị thật và giả, cách điều trị cận thị ra sao?
Cận thị là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất trong các loại tật khúc xạ không chỉ vì nó là loại phổ biến nhất mà còn vì nó có thể dẫn tới các nguy cơ như rách hay bong võng mạc hoặc tăng nhãn áp. Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực và là yếu tố gây cản trở cho hoạt hàng ngày và việc chọn nghề nghiệp. Hình ảnh nhận được trên mắt cận thị | Kính mắt Bích Ngọc

Mắt cận thị nhìn càng xa càng mờ

Để giúp các bạn hiểu hơn về cận thị, có cái nhìn tổng quan về chẩn đoán, cách điều trị, chi phí, … Kính mắt Bích Ngọc sẽ chia sẻ ngay dưới đây.

1. Cận thị là gì?

Cận thị (tên tiếng anh là Nearsightedness hay Myopia) là một loại tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ (bộc lộ qua động tác nheo mắt). Cận thị xảy ra khi hình dạng của mắt khiến các tia sáng bị bẻ cong (khúc xạ) không chính xác, tập trung hình ảnh trước võng mạc thay vì trên võng mạc của bạn. Cận thị là gì | Kính mắt Bích Ngọc

Mắt cận thị, hình ảnh tập trung trước võng mạc

Một số người có thể bị mờ mắt chỉ vào ban đêm nên gọi là “cận thị ban đêm” (Noctural Myopia Or Night Myopia). Ánh sáng yếu hoặc kích thước đồng tử tăng lên trong điều kiện tối cho phép nhiều tia sáng ngoại vi khiến mắt khó tập trung, do đó hình ảnh nhận biết được bị mờ.

2. Cận thị có di truyền không?

Rất nhiều bậc cha mẹ bị cận thị đều có chung một nỗi lo lắng, đó là: “Cận thi có di truyền hay không?”, hay “Bố mẹ bị cận thị thì con có bị cận không?” Câu trả lời là: Có Nguyên nhân cận thị do di truyền

Nguy cơ trẻ bị cận thị khi cha mẹ bị cận thị xấp xỉ 1,5 lần so với trẻ không có cha mẹ bị cận thị.

2.1. Bố mẹ cận thị – con dễ bị di truyền

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics năm 2013 đã xác định được 24 gen khiến khả năng bị cận thị cao hơn. Đầu năm 2018, Tổ chức Quốc tế về Tật khúc xạ và Cận thị (CREAM) đã mô tả 161 yếu tố nguy cơ di truyền liên quan đến cận thị. (Theo: https://www.oclvision.com/). Mức độ cận thị của cha mẹ cũng đóng một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tật khúc xạ của trẻ, cụ thể các nghiên cứu chỉ ra rằng:
  • Nếu cả cha mẹ cùng bị cận thì tỷ lệ con sinh ra bị cận thị là 60%
  • Nếu một trong cha hoặc mẹ bị cận thì tỉ lệ con sinh ra bị cận là 23-40%
  • Nếu cha và mẹ không bị cận thì chỉ có 6-15% con sinh ra có thể bị cận
Cận thị di truyền từ bố mẹ sang con Đặc điểm của cận thị theo di truyền là:
  • Độ cận cao, có thể trên 20 diop
  • Độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành
  • Khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân cận thị kém dù được điều trị.
  • Có thể nhiều biến chứng như: Thoái hóa võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc...
Cận thị di truyền và độ tuổi:
  • Cận thị di truyền thường phát hiện ở trẻ em khi 8 - 12 tuổi.
  • Từ 10 - 20 tuổi: khi cơ thể phát triển nhanh chóng thì mắt cận thị cũng tiến triển nhanh.
  • Từ 20 - 40 tuổi: độ cận thị ít thay đổi.

2.2. Biện pháp hạn chế cận thị di truyền

Không có biện pháp nào hạn chế cận thị di truyền ngoài việc chúng ta có thể tác động được vào gen di truyền hay không. Tuy nhiên, có cách giúp làm hạn chế tăng độ ở những đứa trẻ bị cận thị di truyền. Hãy quan sát con thường xuyên, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường như sa sút kết quả học tập, hay nheo mắt khi xem phim, cúi gằm mặt khi học bài…) thì nên đưa trẻ đi khám mắt ngay. Những bài luyện tập thể dục cho mắt cũng được xem là có ích với mắt của bạn và con bạn => Xem thêm: 10 bài luyện tập mắt giảm độ cận tại nhà

2.3. Cận thị bẩm sinh ở trẻ

Nhiều trẻ mới sinh ra đã bị cận thị hay khoa học gọi đó với khái niệm cận thị bẩm sinh. Cận thị bẩm sinh cũng là cận thị thường, chỉ khác là bị cận ngay từ khi vừa sinh ra. Mức độ cận còn phụ thuộc vào gen di truyền, thể trạng, môi trường sinh hoạt. Cận thị bẩm sinh nếu như không chăm sóc đúng cách có thể gặp phải rất nhiều biến chứng về mắt. Bố mẹ nên đưa trẻ cận thị bẩm sinh đi khám mắt 3-6 tháng 1 lần, tốt nhất là 3 tháng để kiểm tra tình trạng thị lực của con và có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Cận thị bẩm sinh ở trẻ
Khuyến cáo: Gia đình có cha mẹ bị cận thị hoặc các bệnh lý về mắt thì nên cho trẻ đi khám và kiểm tra mắt sớm.

3. Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

Tật khúc xạ được đo bằng diop (D), và độ cận thị được ký hiệu bằng dấu trừ.
  • Cận thị nhẹ: là 0 D đến −3 D
  • Cận thị trung bình là: −3 D đến −6,0 D
  • Cận thị cao (cận thị nặng) là: −6,0 D trở lên.
Cận thị bệnh lý xảy ra với hơn -8,0 D, mặc dù bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp - những mối đe dọa liên quan đến thị lực - cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị cận thị vừa và cao.

4. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cận thị

Nguyên nhân cận thị được xác định bởi 2 yếu tố sau:
  • Nguyên nhân 1: Do nhãn cầu quá dài so với khả năng hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể của mắt.
  • Nguyên nhân 2: Do giác mạc và / hoặc thủy tinh thể quá cong so với chiều dài của nhãn cầu.
Trong một số trường hợp, cận thị xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố này.
  Mắt thường và mắt cận thị Bên cạnh nguyên nhân về cấu tạo của mắt biến dạng dẫn đến cận thị, một số yếu tố nguy cơ được xác định là làm tăng khả năng mắt cận thị cao hơn. Đối tượng mắc cận thị cao hơn thường là: gia đình có tiền sử mắc cận thị hoặc có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, cụ thể như sau:

a) Cận thị do di truyền

Như đã chỉ ra ở trên, cận thị di truyền được.
  • Bố mẹ bị cận thị dưới 3 độ thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ.
  • Bố mẹ bị cận thị từ 6 độ trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.

b) Cận thị do thói quen sinh hoạt

Nguyên nhân thứ hai gây bệnh cận thị là do thói quen, một số ví dụ như sau: + Đọc sách, xem tivi trong điều kiện thiếu ánh sáng + Khoảng cách đến các thiết bị điện tử quá gần + Không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, để mắt làm việc liên tục + Đối với trẻ em: Thời gian vui chơi ở trong nhà quá nhiều so với hoạt động ngoài trời Nguyên nhân cận thị | Kính mắt Bích Ngọc

c) Dấu hiệu nhận biết bị cận thị

Cận thị thường bắt đầu từ thời thơ ấu và bạn có thể có nguy cơ cao hơn nếu cha mẹ của bạn bị cận thị. Một số biểu hiện cận thị bạn có thể nhận biết được như sau: - Khó khăn trong việc đọc thông tin khi nhìn xa - Đi ban đêm nhìn đèn báo, hộp đèn quảng cáo nhòe - Mỏi mắt, đau đầu - Nhìn rõ ở khoảng cách gần, nheo mắt khi nhìn xa

5. Cận thị giả và cách phân biệt cận thị thật – giả

Nhiều người có dấu hiệu mờ mắt nhưng khi đi khám lại không phải mắc cận thị, và đó gọi là cận thị giả. Vậy cận thị giả thực chất là gì, cách nhận biết cận thị thật – giả ra sao, hãy cũng Kính mắt Bích Ngọc tìm hiểu nội dung dưới đây:

a) Cận thị giả là gì?

Cận thị giả có tên khoa học là Pseudo Myopiasự thay đổi tạm thời, không mang tính liên tục về khả năng khúc xạ của mắt, ảnh của vật khi nhìn sẽ hội tụ ở trước võng mạc giống như tật cận thị thật. Hiện tượng này được giải thích là do sự co thắt thoáng qua của cơ thể mi, làm tăng công suất khúc xạ của mắt. Những người làm công việc nhìn gần quá mức có thể bị cận thị giả. Tầm nhìn xa bị mờ của họ là do lạm dụng cơ chế tập trung của mắt. Sau thời gian dài làm việc ở gần, mắt họ không thể tập trung lại để nhìn rõ ở xa. Tầm nhìn xa thường trở lại sau khi mắt nghỉ ngơi. Cận thị giả là gì

b) Các loại cận thị giả

Rối loạn khúc xạ hay cận thị tạm thời được chia thành 2 dạng là: Cận thị giả thực thể hoặc cận thị giả cơ năng. - Dạng thực thể xảy ra là do hệ thần kinh phó bị giao cảm bị kích động quá mức. - Dạng cơ năng xảy ra là do sự mệt mỏi thị giác hay những khó chịu nhất thời của mắt. Cả hai dạng cận thị giả này rất hay gặp ở những người thường xuyên làm việc việc quá lâu, đòi hỏi mắt phải điều tiết nhiều hoặc học sinh, sinh viên trong thời gian ôn thi căng thẳng.

c) Cách phân biệt cận thị thật – giả

Dấu hiệu cận thị giả giống với cận thị thật nên khiến nhiều người lầm tưởng mình bị cận thị. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên dành chút thời gian đến cửa hàng kính mắt uy tín để hoặc các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác tật khúc xạ mà bạn mắc phải. Phân biệt cận thị giả và cận thị thật

Khám mắt/ đo thị lực là cách tốt nhất để chẩn đoán cận thị giả

d) Điều trị cận thị giả thế nào

2 phương pháp điều trị cận thị giả: Dùng thuốcđeo kính hai tròng
  • Nếu nguyên nhân do làm việc ở cự ly gần trong thời gian dài, sẽ cho nhỏ thuốc phục hồi năng lực điều tiết; kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, làm việc điều độ để giúp mắt trở lại bình thường.
  • Nếu trường hợp mắt không hồi phục, bác sĩ sẽ cho dùng kính chuyên dụng (kính trừ) có hai tròng, với tròng trên (nhìn xa) không có độ và tròng dưới (nhìn gần) để giúp mắt đỡ điều tiết. Quá trình đeo kính cần sự theo dõi của bác sĩ để biết lúc nào ngừng đeo. Trường hợp trẻ bị cận thị giả do các nguyên nhân khác, cần dùng thuốc liệt thể mi và điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, hiện nay có tới 30% trẻ bị cận thị giả, tuy nhiên có rất cha mẹ vẫn còn thiếu kiến thức về bệnh liên quan đến các tật khúc xạ này. Theo TSBS Chuyên Khoa II  Trịnh Thị Bích Ngọc  – Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội, có rất nhiều trẻ đã đeo kính nhầm trong thời gian dài, chỉ khi đến khám mắt tại các phòng khám uy tín mới phát hiện.

=>> Nghi ngờ mắc cận thị, liên hệ ngay Hotline: 0947 511 666 để được hỗ trợ <<=

Cận thị đeo kính gì

6. Các phương pháp chữa cận thị

a) Chữa cận thị bằng đeo kính gọng

Đeo kính gọng chúng ta cần lưu ý 3 điểm sau:
  • Một là, dùng chiết suất mắt kính bao nhiêu, tính năng gì thì phù hợp
  • Hai là, tần suất đeo kính, đeo thường xuyên hay không
  • Ba là, cách đeo kính để giữ độ cận thị lâu dài
=> Xem ngay: Kinh nghiệm cắt kính cận chất lượng, tiết kiệm TẠI ĐÂY

Gợi ý 5 tròng kính tốt cho người cận thị

Có rất nhiều người đeo kính chưa hiểu rõ về tròng kính (mắt kính), do đó dưới đây Kính mắt Bích Ngọc sẽ giới thiệu 5 tròng kính uy tín được người dân trên toàn thế giới và đặc biệt ở Việt Nam tin dùng. (1) Tròng kính Carl Zeiss của Đức (2) Tròng kính Essilor của Pháp (3) Tròng kính Hoya của Nhật Bản (4) Tròng kính Kodak của Mỹ (5) Tròng kính Chemi của Hàn Quốc Các bạn có thể tìm hiểu các tròng kính tại kinhmatbichngoc.vn/mat-kinh/ hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0947 511 666 để được tư vấn. cach lam giam do can thi bang deo mat kinh tot

Đeo mắt kính tốt và đúng độ là cách tốt nhất giúp thị lực sáng rõ

b) Chữa cận thị bằng kính áp tròng

Đối với một số cá nhân, kính áp tròng mang lại tầm nhìn rõ ràng hơn và trường nhìn rộng hơn kính đeo mắt. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp vào mắt nên chúng cần được đánh giá và chăm sóc thích hợp để bảo vệ sức khỏe của mắt.

c) Chữa cận thị bằng chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K

Một lựa chọn khác để điều trị cận thị là phương pháp chỉnh hình Ortho-K, còn được gọi là liệu pháp khúc xạ giác mạc (CRT).
  • Cách thực hiện: Đeo một loạt kính áp tròng được thiết kế đặc biệt để dần định hình lại độ cong của giác mạc. Đeo qua đêm, sáng tháo ra.
  • Cơ chế của thấu kính: Tạo áp lực lên giác mạc để làm phẳng nó, giúp thay đổi cách ánh sáng đi vào mắt được tập trung.
  • Đối tượng áp dụng: Những người cận thị nhẹ

d) Chữa cận thị bằng phẫu thuật bào mỏng giác mạc bằng Laser Excimer (LASIK)

Hiện nay phẫu thuật LASIK khá phổ biến và đem lại kết quả rất khả quan cho những người cận thị. Phẫu thuật mắt cận thị bằng Laser Dựa trên nguyên lý cận thị là do hoặc chiều dài nhãn cầu lớn hơn công suất hội tụ của mắt hoặc công suất hội tụ của mắt gồm giác mạc và thủy tinh thể lớn hơn do với chiều dài nhãn cầu. Do vậy,  chỉ cần làm mỏng bớt độ cong giác mạc là có thể điều trị tật cận thị.
  • Đối tượng áp dụng: với bệnh nhân cận thị  trên 25 tuổi, và độ cận là +-1 Dioptre ≤ Cận thị ≤ -12 Dioptre.
  • Không áp dụng với: Những người  khúc xạ mắt chưa ổn định, một số bệnh lý mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc... hoặc những người không thể giữ được tư thế nằm yên.
  • Ưu điểm của phẫu thuật LASIK: Thực hiện nhanh trong vòng 10 phút, dễ thực hiện, kỹ thuật đơn giản. Không đau nhức, hậu phẫu nhẹ nhàng, dễ chăm sóc, ít gây khó chịu cho bệnh nhân. Phục hồi thị lực tốt.

e) Phẫu thuật thay thủy tinh thể

Phẫu thuật lấy thủy tinh thể trong là một phẫu thuật lấy đi thủy tinh thể còn trong suốt, có hay không có đặt kính nội nhãn.
  • Đối tượng áp dụng: Những người tật khúc xạ cao trên 8 độ mà không dễ dàng xử lý bằng những phương pháp điều trị khúc xạ khác chẳng hạn như Lasik, đeo kính.
  • Không áp dụng với: Những bệnh nhân có bệnh lý võng mạc
  • Ưu điểm: Đây là phương pháp tương đối dễ thực hiện, cải thiện thị lực tốt. Độ ổn định tốt so với các phương pháp phẫu thuật khúc xạ khác.

f) Cấy ghép ống kính nội nhãn phakic

  • Đối tượng áp dụng: Những người bị cận thị nặng hoặc giác mạc quá mỏng đối với các thủ thuật laser có thể được cấy ghép ống kính nội nhãn.
  • Thực hiện: Bác sĩ có thể cấy các thấu kính nhỏ với hiệu chỉnh quang học mong muốn vào mắt. Bộ phận cấy ghép có thể được đặt ngay trước thủy tinh thể tự nhiên (cấy ghép ống kính nội nhãn phakic), hoặc bộ phận cấy ghép có thể thay thế thủy tinh thể tự nhiên (chiết xuất thủy tinh thể trong bằng cấy ghép ống kính nội nhãn).
  • Quy trình chiết xuất thủy tinh thể trong này tương tự như phẫu thuật đục thủy tinh thể nhưng xảy ra trước khi bị đục thủy tinh thể.

Video mô phỏng phẫu thuật LASIK

https://www.youtube.com/watch?v=9zctxmob5gA
Để tránh sự tiến triển của cận thị:
  • Nên đi khám để được phát hiện sớm cận thị.
  • Khi đã xác định bị cận thị nên đeo kính đúng độ, tái khám đúng định kỳ để theo dõi sự tiến triển độ cận.
  • Có chế độ học tập, làm việc đúng. Đặc biệt khi phải nhìn gần, đọc sách, báo, vi tính nhiều phải có thời gian để mắt nghỉ ngơi (mỗi 15 - 20 phút phải nhắm mắt để cho mắt nghỉ ngơi, không được để đến khi mắt mệt, mỏi, mờ mới nghỉ ngơi là không nên, sau khi nhắm mắt nghỉ nên nhìn rõ vào một vật ở xa cách mình 4 - 5m để cho mắt thư giãn).
  • Học tập, làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng, để mắt đúng tầm nhìn.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất.

7. Chẩn đoán cận thị bằng cách nào

Chẩn đoán cận thị không khó, dù thực hiện ở bệnh viện hay cửa hàng kính mắt, bạn cũng sẽ đều trải qua các bước sau: - Thứ nhất, khúc xạ viên sẽ hỏi bạn một số câu liên quan đến tình trạng hiện tại: lý do đến khám, thị giác, tình trạng của mắt, tình trạng sức khỏe tổng quát, tiền căn gia đình, các loại thuốc đang sử dụng … - Thứ hai, đo thị lực Bạn sẽ nhìn số/ chữ cái trên bảng thị lực ở khoảng cách nhất định, sau đó che từng mắt để kiểm tra khả năng nhìn của từng mắt là bao nhiêu trên thang điểm 10 (hoặc 20). - Thứ ba, khám khúc xạ Khám khúc xạ chủ quan đi kèm với soi bóng đồng tử giúp xác định được độ cầu trừ nhỏ nhất cho thị lực tối đa. Khám khúc xạ khách quan có liệt điều tiết giúp ta chẩn đoán xác định cận thị giả. Đo độ cong giác mạc giúp ta có khái niệm về tình trạng loạn thị giác mạc của bệnh nhân và cùng với kết quả loạn thị tổng cho ra từ phương pháp khúc xạ chủ quan và khách quan sẽ cho ta khái niệm về tình trạng loạn thị của bệnh nhân.

Đo độ cận thị tại Kính mắt Bích Ngọc

Quy trình đo độ cận thị tại Kính mắt Bích Ngọc được thực hiện theo 4 bước:
  • Bước 1: Đo mắt với máy khúc xạ kế tự động giúp xác định số kính cần tham khảo.
  • Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực và kính thử khác nhau kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên màn hình.
  • Bước 3: Đeo kính thử từ 20 đến 30 phút, đi lại hoặc nhìn xa, nhìn gần giúp mắt thích nghi với số độ kính đang đeo.
  • Bước 4: Trao đổi thêm thông tin với khúc xạ viên để điều chỉnh số kính phù hợp (nếu trong quá trình thử kính xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt).

[elementor-template id="13838"]

eo kính cải thiện thị lực là biện pháp tiết kiệm và an toàn nhất.

9. Cắt kính cận tại Kính mắt Bích Ngọc

a) Quy trình cắt kính cận

Quy trình cắt kính cận ở Kính Mắt Bích Ngọc được thực hiện theo 4 bước:
  • Bước 1: Chọn mắt kính theo độ cận, chiết suất, tính năng. Chọn gọng kính theo chất liệu, kiểu dáng, thương hiệu, màu sắc.
  • Bước 2: Kiểm tra bao bì, tem mác của gọng kính & mắt kính trước khi thực hiện mài lắp mắt kính vào gọng kính.
  • Bước 3: Mài lắp kính công khai minh bạch, khách hàng có thể theo dõi giám sát toàn bộ quá trình thực hiện.
  • Bước 4: Giao sản sản phẩm hoàn thiện đến tay khách hàng, điều chỉnh cho phù hợp với khuôn mặt (nếu cần).
Mua tròng kính Hoya ở đâu tốt ở Hà Nội

b) Chi phí cắt kính cận

Chi phí cắt kính cận tại Kính mắt Bích Ngọc phụ thuộc vào giá mắt kínhgiá gọng kính (đo thị lực miễn phí).
  • Giá của cặp mắt kính phụ thuộc vào 4 yếu tố: Chiết suất của mắt kính, Thương hiệu của mắt kính, Tính năng của mắt kính, Tính sẵn có của mắt kính.
  • Giá của gọng kính phần nhiều phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất lượng và thương hiệu. So với mắt kính, gọng kính có nhiều thương hiệu hơn rất nhiều, mỗi thương hiệu gắn với một phân khúc giá bán.
Tại Kính mắt Bích Ngọc, mắt kính chính hãng có giá chỉ từ 485.000đ, gọng kính có giá từ 300.000đ.

c) 4 lợi ích khi cắt kính cận tại Kính mắt Bích Ngọc

  • Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm đối với lỗi sản phẩm (gọng kính và mắt kính). Riêng mắt kính Essilor bảo hành 6 tháng, mắt kính Zeiss bảo hành 2 năm.
  • Minh bạch tuyệt đối, toàn bộ quá trình mài lắp kính được công khai để khách hàng giám sát
  • Cố vấn chuyên môn TS.Trịnh Thị Bích Ngọc, nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội
  • Miễn phí vệ sinh, thay ốc, đệm mũi, nắn chỉnh gọng kính, sửa chữa cơ bản trọn đời sản phẩm
Quy trình mài lắp kính minh bạch tại kính mắt bích ngọc Hiện nay, Kính mắt Bích Ngọc cung cấp dịch vụ cắt kính onlineship toàn quốc, các bạn chỉ cần đo thị lực tại địa phương, gửi các thông tin:
  • Độ cận
  • PD của hai mắt
  • Ảnh gọng kính yêu thích
Sau đó việc cắt kính được thực hiện. Chi tiết liên hệ Hotline: 0947 511 666  để được hỗ trợ.

Nguồn: Kính Mắt Bích Ngọc

[elementor-template id="11366"]
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

MẮT KÍNH CHÍNH HÃNG

QUY TRÌNH MINH BẠCH

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Call Zalo Messenger