Kiến thức

Loạn thị là gì? Phân biệt cận-viễn-loạn và cách điều trị

08:00 | 01/01/1970
Đa số người mắc loạn thị chưa hiểu đúng về tật khúc xạ này. Cận loạn thị là gì, viễn loạn thị là gì, có mấy cách khắc phục, có nên đeo kính không?
Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA), loạn thị là một tình trạng phổ biến và hầu hết mọi người đều mắc phải ở một mức độ nào đó. Loạn thị gây ra hiện tượng mờ mắt, có thể gây mỏi mắt, nhức đầu và khó chịu ở mắt. Điều này là do giác mạc của bạn - nơi đầu tiên tiếp nhận ánh sáng chiếu vào mắt bạn - có hình dạng bất thường. Kính mắt Bích Ngọc sẽ giúp các bạn hiểu một cách đơn giản và chính xác về chủ đề loạn thị qua bài viết này. Loạn thị là gì? Loạn thị là như thế nào?

1. Loạn thị là gì?

Loạn thị là một khuyết tật về độ cong của mắt hay còn gọi là tật khúc xạ ở mắt. Loạn thị xảy ra khi giác mạc (mặt trước của mắt) hoặc thuỷ tinh thể (thấu kính bên trong mắt) bị biến dạng (cong không đều).

Ở mắt người bình thường, bề mặt giác mạc có hình dáng như mặt cầu (cong đều ở mọi điểm). Nhưng ở mắt người bị loạn thị, giác mạc bị biến dạng, cong không đều.

Ở mắt người bình thường, ánh sáng đi vào mắt, sẽ tạo ra hình ảnh có 1 tiêu điểm và nằm trên võng mạc. Nhưng ở mắt người bị loạn thị, ánh sáng đi vào mắt, sẽ tạo ra hình ảnh có nhiều tiêu điểm nằm trước - trên - và sau võng mạc (xem ảnh dưới).

Loạn thị nhìn như thế nào?

Người mắc cận thị nhìn xa bị mờ, người mắc viễn thị nhìn gần bị mờ, còn người mắc loạn thị thì nhìn mờ ở mọi khoảng cách. Nguyên nhân là vì giác mạc của người loạn thị có độ cong không đều, hình ảnh có nhiều tiêu điểm, nên kết quả là: mắt sẽ nhìn mờ, không rõ nét (quan sát hình ảnh dưới đây).
Loạn thị không phải là một bệnh về mắt; nó chỉ đơn giản là một vấn đề với cách mắt tập trung hoặc "khúc xạ" ánh sáng trên võng mạc. Nó được gọi là "tật khúc xạ", và có thể xảy ra cùng lúc với các tật khúc xạ khác, chẳng hạn như cận thị và viễn thị, tạo nên khái niệm "cận loạn thị" và "viễn loạn thị".

Cận loạn thị và Viễn loạn thị là gì?

Cận loạn thị là trường hợp mắt vừa mắc cận thị, vừa mắc loạn thị. Viễn loạn thị là trường hợp mắt vừa mắc viễn thị, vừa mắc loạn thị.

Khi đó trên 1 mắt sẽ có 2 loại số độ là: độ cận/viễn thị và độ loạn thị. Giống như độ cận/viễn, thì độ loạn ở 2 mắt có thể không bằng nhau. Ví dụ: mắt phải cận 3.00 loạn 1.50, mắt trái cận 2.75 loạn 1.75. Cả cận loạn thị và viễn loạn thị đều khá dễ gặp, đặc biệt là ở những người có độ cận/viễn cao.

2. Nguyên nhân mắc loạn thị

Theo Kính Mắt Bích Ngọc, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra loạn thị:

Nguyên nhân 1, mắc loạn thị do di truyền bẩm sinh. Cũng giống như các tật khúc xạ khác (cận thị, viễn thị) thì loạn thị cũng có thể xuất hiện bẩm sinh và có tính di truyền. Một người sẽ có khả năng cao bị loạn thị, nếu có bố hoặc mẹ bị mắc tật này.

Nguyên nhân 2, mắc loạn thị trong quá trình sống. Loạn thị thường xuất hiện khi mắt bị gặp các chấn thương, hoặc mắc bệnh lý đặc biệt, hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật.

Ngoài ra, Kính Mắt Bích Ngọc cũng cho rằng: việc giữ tư thế nhìn liếc mắt quá lâu, có thể là nguyên nhân dẫn đến loạn thị.

Thông thường chúng ta sẽ liếc mắt, rồi rất nhanh quay lại trạng thái nhìn thẳng. Nhưng trong tư thế nằm đọc sách hoặc nằm xem điện thoại quá lâu, mắt sẽ giữ tư thế nhìn liếc trong thời gian dài.

Tư thế nằm xem điện thoại (nằm đọc sách), quá lâu và thường xuyên, có thể là nguyên nhân dẫn đến loạn thị

3. Ai có nguy cơ mắc loạn thị?

Loạn thị có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, nguy cơ mắc loạn thị cao hơn với một số người nằm trong nhóm dưới đây:
  • Tiền sử gia đình mắc chứng loạn thị hoặc các rối loạn mắt khác, chẳng hạn như keratoconus (thoái hóa giác mạc)
  • Giác mạc mỏng hoặc có sẹo
  • Cận thị quá mức, tạo ra tầm nhìn mờ ở khoảng cách xa
  • Viễn thị quá mức, tạo ra tầm nhìn cận cảnh mờ
  • Tiền sử phẫu thuật mắt, chẳng hạn như phẫu thuật đục thủy tinh thể (phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị mờ)

4. Dấu hiệu/triệu chứng của loạn thị

Các triệu chứng của loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người. Thông thường một số dấu hiệu nhận biết bạn bị loạn thị như sau:
  • Tầm nhìn mờ, méo hoặc mờ ở mọi khoảng cách (gần và xa)
  • Mỏi mắt
  • Nheo mắt
  • Kích ứng mắt
  • Đau đầu

Lưu ý: Một số người mắc loạn thị nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, cũng có một số người có triệu chứng nhưng là do các vấn đề sức khỏe hoặc thị lực khác chứ không phải mắc loạn thị. Do đó, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

5. Phân biệt loạn thị, cận thị, viễn thị

Theo Kính Mắt Bích Ngọc, cận thị, viễn thị và loạn thị là 3 tật khúc xạ hoàn toàn khác nhau, có thể phân biệt bằng logic như sau:

Ở mắt cận thị, giác mạc bị cong quá nhiều (hoặc trục nhãn cầu quá dài), làm hình ảnh có tiêu điểm xuất hiện trước võng mạc, nên mắt nhìn xa không rõ, muốn nhìn rõ phải đeo thấu kính phân kỳ (xem ảnh dưới).

Ở mắt viễn thị, giác mạc bị cong quá ít (hoặc trục nhãn cầu quá ngắn), làm hình ảnh có tiêu điểm xuất hiện sau võng mạc, nên mắt nhìn gần không rõ, muốn nhìn rõ phải đeo thấu kính hội tụ (xem ảnh dưới).

Ở mắt loạn thị, giác mạc bị cong không đều, làm hình ảnh có nhiều tiêu điểm (có thể xuất hiện trước - trên - và sau võng mạc), ảnh bị nghiêng, nên nhìn nhoè mờ ở mọi khoảng cách, muốn nhìn rõ phải đeo kính có thiết kếnghiêng (xem ảnh dưới).

[elementor-template id="13437"] Để tiện so sánh, Kính mắt Bích Ngọc tổng hợp những điểm khác biệt của 3 tật khúc xạ này trong bảng dưới đây:
Cận thị Viễn thị Loạn thị
Giác mạc Cong quá nhiều Cong quá ít Cong không đều
Số lượng tiêu điểm 1 tiêu điểm ảnh 1 tiêu điểm ảnh Nhiều tiêu điểm ảnh
Vị trí tiêu điểm Trước võng mạc Sau võng mạc Trước, trên, sau võng mạc
Biểu hiện Nhìn xa mờ Nhìn gần mờ Nhìn mờ ở mọi khoảng cách
Cách chỉnh kính Đeo kính phân kỳ Đeo kính hội tụ Đeo kính có thiết kế nghiêng

Xem video dưới đây (ở 0:30 - 1:10) để có hình dung trực quan hơn

[embed]https://www.youtube.com/watch?time_continue=150&v=9oNvqpM8PcA&feature=emb_logo[/embed]

(Chú thích: myopia là cận thị; hyperopia là viễn thị; astigmatism là loạn thị)

6. Kiểm tra loạn thị ở đâu?

Vì loạn thị là tật khúc xạ, không phải là bệnh, nên bạn có thể đến 3 địa điểm sau để kiểm tra loạn thị: phòng đo khúc xạ của các cửa hàng kính mắt, phòng khám mắt tư nhân, và bệnh viện mắt. Về chi phí, khám mắt trong bệnh viện hoặc phòng khám thì dịch vụ đo thị lực rơi vào khoảng từ 70.000 đồng - 200.000 đồng/ người/ lượt. Còn ở cửa hàng kính mắt thường là miễn phí. => Xem ngay: Top 5 cửa hàng kính mắt uy tín được người tiêu dùng tin chọn tại đây

Loạn thị ảnh hưởng rõ rệt đến thị lực của mắt

7. Các cách chữa loạn thị

Theo Kính Mắt Bích Ngọc, có 4 phương pháp chính trong điều trị loạn thị bao gồm

Thứ nhất, là đeo kính gọng. Đây là phương pháp có từ lâu đời và được đánh giá là an toàn nhất, được ưa chuộng nhất trên thế giới.

Thứ hai, là đeo kính áp tròng mềm. Đây là phương pháp mang lại tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng.

Đeo kính áp tròng mềm giúp điều trị loạn thị

Thứ ba, là đeo kính áp tròng cứng. Đây là phương pháp điều chỉnh lại hình dáng của giác mạc (người sử dụng sẽ đeo vào ban đêm khi đi ngủ, và ngày hôm sau không cần đeo kính vẫn nhìn rõ).

Thứ tư, là phương pháp phẫu thuật. Hiện nay có rất nhiều công nghệ phẫu thuật để xoá bỏ tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) như: lasik, femto lasik, relex smile.

Đeo kính áp tròng cứng giúp định hình giác mạc, khắc phục loạn thị

Tùy vào tình trạng mắc tật khúc xạ của từng người, cấu tạo mắt của từng người, và nhu cầu mong muốn của từng người, mà các chuyên gia sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

∎ Đừng bỏ lỡ: 06 điều cần biết về kính loạn thị 

8. Loạn thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Mắt bị loạn thị không thể tự khỏi và sẽ có khả năng tăng độ loạn nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời.

Theo Kính Mắt Bích Ngọc, nếu mắt có cận loạn thị (vừa cận, vừa loạn) hoặc loạn thị trên 0,5 độ thì bạn nên đeo kính.

Vì nếu không đeo kính, đầu tiên là hình ảnh không rõ nét, chất lượng cuộc sống của bạn giảm sút, sau đó là nguy cơ khiến cho mắt dễ bị nhanh tăng độ hơn.

Người loạn thị đeo mắt kính có thiết kế nghiêng

LƯU Ý: Để điều chỉnh loạn thị, chúng ta đeo mắt kính có thiết kế nghiêng. Vì vậy khi đo mắt, bạn nên quan tâm đến trục nghiêng loạn thị của mắt mình. Nếu mài lắp mắt kính mà không chuẩn trục nghiêng, có thể khiến thị lực không đạt được tốt nhất.

Trục loạn thị và khoảng cách đồng tử (PD) trên đơn kính của Kính Mắt Bích Ngọc

Gợi ý 5 tròng kính tốt cho người loạn thị

Có rất nhiều người đeo kính chưa hiểu rõ về tròng kính (mắt kính), do đó dưới đây Kính mắt Bích Ngọc sẽ giới thiệu 5 tròng kính uy tín được người dân trên toàn thế giới và đặc biệt ở Việt Nam tin dùng. (1) Tròng kính Carl Zeiss của Đức (2) Tròng kính Essilor của Pháp (3) Tròng kính Hoya của Nhật Bản (4) Tròng kính Kodak của Mỹ (5) Tròng kính Chemi của Hàn Quốc Các bạn có thể tìm hiểu các tròng kính tại kinhmatbichngoc.vn/mat-kinh/ hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0947 511 666 để được tư vấn.

9. Giải đáp 7 câu hỏi thường gặp về loạn thị

a) Loạn thị ở trẻ em có chữa được không?

Loạn thị ở trẻ em thường xuất hiện khi mới sinh, nhưng có thể phát triển sau chấn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt. Trong 4 phương pháp điều trị loạn thị thì: đeo kính gọngđeo kính áp tròng cứng là 2 phương pháp thường sử dụng đối với trẻ em. Các chuyên gia khuyến cáo hạn chếphẫu thuật với trẻ em, vì đôi mắt chưa phát triển trưởng thành, cũng như độ cận/viễn/loạn còn chưa ổn định. Việc sử dụng kính áp tròng mềm với trẻ em cũng không thực sự phù hợp vì đòi hỏi cần có ý thức cao trong việc giữ vệ sinh và độ ẩm cho mắt. Cẩn trọng: Loạn thị không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh lý khác và thậm chí là mất thị lực. Do đó, nếu có bất cứ biểu hiện nào của loạn thị, bạn nên đưa con đến ngay các cơ sở ý tế chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và chỉ định điều trị chính xác nhất.
Nhiều trẻ em sinh ra đã bị loạn thị sẽ không nhận ra mình mắc bệnh này cho đến khi đi kiểm tra mắt. Việc đọc và tập trung ở trường có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ mắc chứng loạn thị chưa được chẩn đoán, vì vậy việc kiểm tra mắt thường xuyên là rất quan trọng. Đối với trẻ em, Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ (AOA) khuyến nghị kiểm tra mắt:
  • Lúc 6 tháng tuổi
  • Năm 3 tuổi
  • Trước lớp một, và sau đó là cứ hai năm một lần
  • Đối với trẻ em có nguy cơ cao, nên khám mắt hàng năm.

b) Loạn thị bao nhiêu độ là nặng?

Theo tiến sĩ Moshirfar - Giám đốc dịch vụ phẫu thuật khúc xạ tại Trung tâm Mắt Moran thuộc Đại học Utah, cho biết:
  • Nếu bạn bị loạn thị dưới 0,6 diop, mắt của bạn được coi là bình thường.
  • Từ 0,6 - 2 diop là bạn bị loạn thị ở mức độ nhỏ.
  • Từ 2 đến 4 diop là loạn thị trung bình
  • Loạn thị trên 4 diop được coi là loạn thị nặng

c) Loạn thị có tăng độ không?

Loạn thị có thể bị tăng độ, nhưng thường tiến triển chậm hơn so với độ cận / viễn.

d) Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị hiếm khi tự khỏi, thông thường sẽ vẫn phải can thiệp bởi một số phương pháp như uống thuốc hoặc điều chỉnh tư thế, chế độ dinh dưỡng.

Một số rất ít những người có độ loạn thị từ 0,25 - 0,5 có thể may mắn tự khỏi.

e) Loạn thị có mổ được không?

Loạn thị mổ được tùy vào độ cận, tình trạng bệnh nhân và theo chỉ định của bác sĩ.

Hiện loạn thị có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật (lasik, femto lasik, relex smile)

f) Loạn thị mấy độ thì nên phẫu thuật?

Nếu độ loạn thị của bạn lên đến 5 hoặc có thể là 6 diop, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Trong phẫu thuật LASIK, bác sĩ sử dụng tia laser để thay đổi hình dạng giác mạc của bạn và sửa chữa chứng loạn thị. Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là khi bạn bị loạn thị ở mức độ cao hơn, phẫu thuật khó có thể loại bỏ hoàn toàn sự biến dạng.

g) Loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ theo “Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự”. Những trường hợp sau đây sẽ được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự: cận thị trên 1.50 diop, hoặc có mắc viễn thị, hoặc có mắc loạn thị.

Vì vậy, tất cả các trường hợp bị loạn thị: loạn thị 0,5 diop, loạn thị 1 - 2 diop, loạn thị 3 - 4 diop ...  bất kể là độ bao nhiêu ở 1 mắt hay 2 mắt thì bạn sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Tra cứu: Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự tại đây

10. Đo độ loạn thị và cắt kính loạn thị tại Kính mắt Bích Ngọc

a) Đo độ loạn thị

Quy trình đo độ loạn thị tại Kính mắt Bích Ngọc được thực hiện theo 4 bước:
  • Bước 1: Đo mắt với máy khúc xạ kế tự động giúp xác định số kính cần tham khảo.
  • Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực và kính thử khác nhau kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên màn hình.
  • Bước 3: Đeo kính thử từ 20 đến 30 phút, đi lại hoặc nhìn xa, nhìn gần giúp mắt thích nghi với số độ kính đang đeo.
  • Bước 4: Trao đổi thêm thông tin với khúc xạ viên để điều chỉnh số kính phù hợp (nếu trong quá trình thử kính xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt).

b) Cắt kính loạn thị

Quy trình cắt kính loạn thị ở Kính Mắt Bích Ngọc được thực hiện theo 4 bước:
  • Bước 1: Chọn mắt kính theo độ loạn, chiết suất, tính năng. Chọn gọng kính theo chất liệu, kiểu dáng, thương hiệu, màu sắc.
  • Bước 2: Kiểm tra bao bì, tem mác của gọng kính & mắt kính trước khi thực hiện mài lắp mắt kính vào gọng kính.
  • Bước 3: Mài lắp kính công khai minh bạch, khách hàng có thể theo dõi giám sát toàn bộ quá trình thực hiện.
  • Bước 4: Giao sản sản phẩm hoàn thiện đến tay khách hàng, điều chỉnh cho phù hợp với khuôn mặt (nếu cần).
Mua tròng kính Hoya ở đâu tốt ở Hà Nội

[elementor-template id="11366"]

Lời khuyên dành cho người đeo kính

Lời khuyên 1: Thường xuyên đi khám mắt định kỳ từ 3-6 tháng/ lần để kịp thời điều chỉnh kính và có biện pháp chăm sóc mắt tốt nhất. Khi đo mắt, nhớ đeo thử số kính mới đủ 20-30 phút, xem khả năng thích nghi mắt, không nên vội vàng.

Lời khuyên 2: Kính mắt có cấu tạo 2 phần: gọng kínhcặp mắt kính. Trong khi gọng kính là thời trang, thì mắt kính mới quyết định tầm nhìn và bảo vệ mắt. Nên tìm hiểu: mắt kính đang dùng của thương hiệu nào, có chiết suất bao nhiêu và tính năng gì?

>> Khuyên đọc: Cắt kính cận giá bao nhiêu thì phù hợp ?

Lời khuyên 3: Khi đi cắt kính, bạn hãy kiểm tra kỹ bao gói mắt kính, và theo dõi quá trình mài lắp vào gọng kính, để an tâm không bị đánh tráo sản phẩm (vì sau khi mài lắp xong, mắt kính rất khó phân biệt về thương hiệu và chiết suất).

Lời khuyên 4: Sử dụng đồ điện tử như máy tính, điện thoại là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Nhưng nếu bạn không điều tiết thói quen này thì sẽ rất dễ gây hại cho mắt, đặc biệt là nhìn màn hình quá gần hoặc sử dụng chúng trong tư thế nằm trượt dài.

>> Khuyên đọc: [Tư vấn] Chọn mua mắt kính chống ánh sáng xanh phù hợp

Kính mắt Bích Ngọc chỉ sử dụng mắt kính chính hãng chất lượng cao, dịch vụ công khai minh bạch, tận tâm với khách hàng.

Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm đối với lỗi sản phẩm (gọng kính và mắt kính)

Minh bạch tuyệt đối, toàn bộ quá trình mài lắp kính được công khai để khách hàng giám sát

Cố vấn chuyên môn TS.Trịnh Thị Bích Ngọc, nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội

Miễn phí vệ sinh, thay ốc, đệm mũi, nắn chỉnh gọng kính, sửa chữa cơ bản trọn đời sản phẩm

Nguồn: Kính Mắt Bích Ngọc

Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

MẮT KÍNH CHÍNH HÃNG

QUY TRÌNH MINH BẠCH

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Call Zalo Messenger