Nhắc đến kính mắt thời trang cao cấp, cái tên ngay lập tức nảy ra trong đầu là kính Rayban. Thương hiệu mang tính biểu tượng này đã tự khắc một vị trí độc nhất trong thế giới kính mắt suốt nhiều thập kỷ. Rayban nổi tiếng với thiết kế tuyệt vời, hiệu suất tuyệt vời và sự tinh tế không thể nhầm lẫn đã khiến nó được cả thế giới yêu mến.
[elementor-template id="16723"]
1. Kính Rayban là của nước nào?
Nếu ai đó hỏi bạn Kính Rayban là của nước nào có lẽ bạn sẽ hơi bối rối. Vì trong một số tài liệu, bạn thấy ghi rằng nó đến từ Mỹ, nhưng trên càng kính, một số lại thấy “Made in Italy” hoặc “Made in China”.
Vậy thì chính xác xuất xứ của kính Rayban là ở đâu? Năm 1936, Kính Rayban ra đời tại Mỹ bởi công ty Bausch & Lomb (B & L). Nhưng năm 1999, B & L đã bán thương hiệu cho gã khổng lồ kính mắt Ý - Tập đoàn Luxottica với giá 640 triệu đô la. Từ đây, Rayban chính thức bước vào kỷ nguyên của lịch sử thương hiệu. Vì thế, hiện nay,
kính Rayban được nói đến là thương hiệu của Ý.
Thế còn “Made in China” thì sao? Luxottica sở hữu nhiều nhà máy, trong đó có một số ở Trung Quốc. Kính râm Ray Ban gần như được sản xuất tại Agordo – Ý, một số khác được sản xuất tại một trong hai nhà máy ở Trung Quốc. Do đó, trên càng kính Rayban hoặc bao bì sản xuất sẽ có đề xuất xứ là “Made in Italy” hoặc “Made in China”. Tất cả đều là sản phẩm chính hãng và được kiểm soát chất lượng bởi công ty tổng.
2. Bạn có thể mua kính Rayban ở đâu & giá bao nhiêu?
Giá kính Rayban chính hãng trung bình khoảng 2.550.000 đồng – 6.000.000 đồng.
Kính mát Rayban có giá khoảng
trên 3.000.000 đồng – 10.000.000 đồng. Kính Rayban fake giá thấp hơn, thường dưới 1.000.000 đồng, hoặc bằng 50% giá so với giá của kính chính hãng.
Hầu hết, những chiếc kính Rayban fake bán ở vỉa hè hay chợ trung tâm chỉ rơi vào khoảng trên dưới 100.000 đồng. Thậm chí, trên sàn thương mại điện tử, bạn còn có thể tìm kiếm được một chiếc kính Rayban fake với giá 55.000 đồng. Để mua kính Rayban chất lượng, giá tốt, bạn có hai cách:
- Đặt hành trực tiếp từ website của hãng
- Mua tại cửa hàng Kính mắt Bích Ngọc – 114 Đại Cồ Việt – Hà Nội.
3. Bộ sưu tập kính Rayban cổ ai cũng muốn sở hữu
Nếu đã để ý đến Rayban, nếu đã chọn Rayban, nếu đã đem lòng yêu Rayban thì chắc chắn có
3 mẫu kính mà bạn không thể không có trong bộ sưu tập của mình đó là:
Rayban Aviator, Rayban Wayfarer, Rayban Clubmaster. Sau hàng thập kỷ, 3 mẫu kính Rayban cổ này đều hiên ngang bước chân vào danh sách những mẫu kính kinh điển nhất. Cho dù hàng loạt mẫu kính mới được Rayban phát triển như
Vagabond, Cat, Laramie cũng không đủ sức nặng để thay thế.
Kính Rayban Aviator
Được
làng mốt tôn vinh như một huyền thoại trong dòng kính mát, Rayban Aviator tồn tại qua nhiều thập kỷ mà vẫn khiến tín đồ thời trang phát cuồng dù không cải tiến nhiều về hình dáng.
Kính Rayban Aviator nguyên bản có khung bằng nhựa, tròng kính màu xanh lá cây có thể cắt ánh sáng chói mà không bị che khuất tầm nhìn, hình dáng như mắt chuồn chuồn hay giọt lệ nên bên cạnh tên chính, nó được gọi với cái tên là kính mắt chuồn hay kính giọt lệ.
Sau này,
gọng Rayban Aviator được làm lại bằng khung kim loại, tròng kính cũng được cải tiến đáng kể khi có sự kết hợp của ống kính Kalichrom màu vàng nhạt, giúp nhìn rõ nét các chi tiết, giảm thiểu khói mù bằng cách lọc ánh sáng xanh, làm cho nó lý tưởng hơn khi đi băng qua các đám sương mù vào những ngày thời tiết khắc nghiệt. Các sản phẩm
RB3025, RB3026, RB3479, RB3449, Rayban Shooter RB3138 được xếp vào top 5 “cực phẩm” hot nhất của dòng Rayban Aviator cho đến thời điểm này.
Kính Rayban Wayfarer
Năm 1952, chiếc
kính Rayban Wayfarer được ra đời dưới bàn tay của
Raymond Stegeman. Gọng kính bản to hơi thô và mắt kính thì có phần “lai” dáng mắt mèo vốn ăn khách nhất trong
thập niên 50s. Xuất hiện đồng loạt trên màn ảnh cùng các tên tuổi như
James Dean trong “Rebel Without a Cause” và
Audrey Hepburn trong Tiffany’s năm 1961 là cách mà Rayban đã làm để
Wayfarer trở thành một chiếc kính râm kiểu mẫu tiếp theo sau Aviator.
Tiếp tục hành trình chinh phục của mình, năm 1987 – 1989,
Rayban lại một lần nữa sánh vai cùng ông hoàng nhạc pop Micheal Jackson nhanh chóng đưa đứa con Wayfarer của mình với bạn bè thế giới qua chuyến lưu diễn hoành tráng “BAD” với lượng người tham gia lớn nhất trong lịch sử âm nhạc.
Bộ sưu tập kính Rayban Wayfarer được chia làm 3 dòng:
Original Wayfarer, New Wayfarer và Folding Wayfarer.
Kính Rayban Clubmaster
Rõ ràng là theo một cách nào đó như cái cách người ta nói về định mệnh, Rayban đã ghi tiếp một “bàn thắng” ngoạn mục với cái tên
Clubmaster sau thời điểm thương hiệu này rơi vào tình trạng sụt giảm doanh số nghiêm trọng. Nhận biết được một phong cách gọi là
browline gần như “bị bỏ quên” khi không có mấy người nổi tiếng lăng xê cho nó nhưng lại mang về doanh thu rất cao, và
cuối thập niên 70, sau khi
Bruce Willis đeo chiếc
Shuron Rosirs trong series
phim Moonlighting thì Ray Ban đã ngay lập tức không bỏ qua cơ hội này.
Thiết kế
Rayban Clubmaster đầu tiên chính thức ra đời và trở thành kiểu kính râm bán chạy thứ 3 trong những năm 1980, sau Wayfarer và Aviator.
4. Bộ sưu tập kính Rayban nam, nữ mới nhất 2020
Thiết kế kính Rayban hầu hết sử dụng được cho cả nam và nữ. Trong tất cả các mẫu chắc chắn luôn luôn là sự song hành của 3 dòng Aviator, Wayfarer và Clubmaster. Gần như mẫu dành cho nam và dành cho nữ, phần lớn khác nhau ở kích thước. Tuy nhiên, với
kính Rayban nam, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hơn với những mẫu vuông thành sát cạnh, hay gọng đa giác vô cùng rắn rỏi, mạnh mẽ và nam tính như
Scuderia Ferrari, Marshall, Chromance hay
Justin Exclusive.
Nhưng với
kính Rayban nữ, bạn lại thấy được sự cuốn hút từ những chiếc mắt mèo, gọng đồi mồi như
State street, Nina hay một chút tươi mới từ chiếc mắt tròn màu sắc hồng và vàng trong bộ sưu tập
Octagonal Flash, Oval, JA-JO.
[elementor-template id="8907"]
5. Kinh nghiệm mua kính Rayban chính hãng
Thứ nhất, các thiết kế của
kính Rayban gần như là thiết kế
unisex tức là có thể dùng được cho nam và nữ, điều bạn cần quan tâm là các thông số liên quan đến kích thước của kính (độ rộng mắt kính, cầu kính, càng kính) để xem có vừa với độ rộng hay chiều dài khuôn mặt hay không.
Thứ hai, hãy chú ý đến dáng mắt kính, không ít người bỏ qua nguyên tắc căn bản này khi chọn kính dẫn đến chọn phải chiếc không hài hòa với khuôn mặt.
➤2 phút, làm ngay: Trắc nghiệm chọn kính theo khuôn mặt Thứ ba, Rayban được xếp vào top đầu những thương hiệu có số lượng làm giả lớn nhất thế giới. Thậm chí, những công ty sản xuất hàng giả còn tỉ mỉ tới mức mỗi mẫu kính sẽ được làm giả theo cách khác nhau, do đó mà đặc điểm
nhận diện kính Rayban giả cũng khác nhau. Tuy nhiên, có một số bước kiểm tra để check xem kính Rayban có phải chính hãng hay không dựa trên:
trọng lượng, giá cả, logo trên mắt kính, càng kính, đệm mũi, phụ kiện đi kèm, thẻ bảo hành, hộp đựng kính.
>> ĐỌC TIẾP: CÁCH PHÂN BIỆT KÍNH RAYBAN THẬT GIẢ |
6. Bí mật khiến kính Rayban duy trì sức hot suốt hơn 80 năm qua
Các dòng Aviator, Wayfarer, Clubmaster ngày nay đã trở thành cảm hứng thiết kế của nhiều hãng thời trang. Bên cạnh Rayban, so với trước đây, thì nay có hàng trăm thương hiệu cao cấp khác.
Vậy tại sao một cái tên “già” như Rayban vẫn xếp top đầu trong bảng kính mắt hàng hiệu được nhiều người đeo nhất? Đầu tiên phải kể đến cơ duyên đến với quân đội Mỹ vào
năm 1936. Trong khi
Trung úy John Arthur Macready đang tìm kiếm một đơn vị có thể sản xuất chiếc kính mắt dành riêng cho phi công để làm giảm sự ảnh hưởng của ánh sáng chói do mặt trời gây ra khi bay qua các đám mây, thì ông bắt gặp cái tên B & L. Một cuộc gặp gỡ đã diễn ra sau đó và chiếc kính phi công hay tên “mẹ đẻ” của nó là
Rayban Aviator được ra đời. Mã số của chiếc kính đầu tiên ấy là
3052. Thời hoàng kim của Rayban Aviator bắt đầu từ đây.
Cái duyên với
quân đội Mỹ đã giúp cho Aviator không chỉ “phủ sóng” ở một quốc gia có nền kinh tế đứng số 1 thế giới mà còn trở thành một xu hướng thời trang mới cho cả châu Âu. Hầu như thời đó ai cũng muốn sở hữu một chiếc Rayban Aviator bất kể là ở nghề nghiệp, độ tuổi nào.
>> ĐỌC TIẾP RAYBAN VÀ HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC THẾ GIỚI |
Sau thập niên 80, nhiều người đã dự đoán sớm muộn nó cũng không thể tránh khỏi việc rơi vào tay
Luxottica. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng đó là một điều đáng buồn cho thương hiệu này. Ngược lại, tôi tin rằng với những gì Loxuttica đã làm cho Rayban, hai nhà sáng lập là
Bausch & Lomb vẫn giữ được niềm tự hào về “đứa con đẻ” của mình và quyết định trao đó cho Luxottica
năm 1999. Tôi tin bài viết này đã giúp các bạn giải đáp toàn diện những câu hỏi về kính Rayban. Đừng quên đọc các bài viết chi tiết ở mỗi nút “Đọc tiếp” ở từng phần. Rất vui vì được chia sẻ với các bạn tất cả những gì tôi biết, hiểu về Rayban. Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây. Mọi ý kiến đóng góp về nội dung xin gửi về email: huongthao.bno@gmail.com