Kiến thức

5 điều cần biết về kính mắt chống tia UV

19:00 | 12/12/2033
Tiếp xúc quá nhiều với tia UV là yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc và các vấn đề về mắt khác. Hiểu về nó và sở hữu một chiếc kính mắt chống tia UV tốt có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng này.

1. Tia UV có hại cho mắt không?

1.1. Tia UV là gì?

Bức xạ UV hay còn gọi tia cực tím, tia UV là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tia UV được chia làm 3 loại:

Tia UVC: bước sóng trong khoảng từ 100 đến 280 nm. Đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất.

Tia UVB: bước sóng khoảng từ 280 đến 315 nm, năng lượng thấp hơn vùng tia UVC.

Tia UVA: bước sóng nằm trong khoảng 315 đến 380 nm, năng lượng thấp hơn vùng UVB và UVC, gần với vùng ánh sáng nhìn thấy được.

Ánh sáng xanh là gì

Dải bước sóng ánh sáng

1.2. Tác hại của tia UV tới mắt

Tia UVC có khả năng gây tổn hại nhất cho đôi mắt và da nhưng đã được tầng ozon ngăn chặn gần như toàn bộ nên nhìn chung chúng ta không bị ảnh hưởng bởi tia này.

Tia UVB được phản chiếu từ cát, nước và tuyết (80% tia UVB phản chiếu từ tuyết), chủ yếu gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng. Tia UVA là lượng bức xạ cực tím có nhiều nhất (chiếm 97%), chúng có thể xuyên qua giác mạc đi vào thủy tinh thể hay võng mạc bên trong mắt. Nếu phơi dưới bức xạ UVA quá lâu (liên tục từ 8 – 15 giờ) sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa điểm vàng.

2. Kính mắt chống tia UV là gì?

Kính chống tia UV là loại kính có mắt kính được cấu tạo bao gồm lớp váng phủ chống tia UV. Hiện nay, tất cả các mắt kính chính hãng đều có lớp phủ này, cả kính cận lẫn kính râm (kính mát). Vì thế, không nhất thiết cứ phải là kính có màu mới chống được tia UV.

Kính chống tia UV là gì

Cấu tạo của mắt kính gồm 2 phần là: phôi kính và các lớp váng phủ. Lớp chống UV trước và sau phôi kính có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của tia UV tới mắt.

Khi đeo kính có tính năng này, sẽ làm giảm độ chói giúp mắt không bị mỏi hay đau nhức khi tiếp xúc với ánh sáng dưới cường độ cao, ví dụ như đi giữa trời nắng oi bức đặc biệt là buổi trưa, hay khi nhìn vào những bề mặt có phản xạ ánh sáng mạnh như bê tông, tuyết, nước.

Chống tia UV là một trong 6 tính năng cơ bản mà mắt kính chính hãng nào cũng có, không chỉ riêng ở dòng kính râm mà mọi người hay sử dụng. Điều đó có nghĩa rằng, mắt kính cận/loạn hay viễn thuộc các hãng uy tín như Essilor, Chemi, Hoya, Kodak ... đều có tính năng chống tia UV.

3. Phân loại kính mắt chống tia UV

Kính mắt chống tia UV được chia làm 2 loại: kính râm thường (không độ) và kính râm cận.

3.1. Kính râm thường

Kính râm thường (không độ) được chia thành: Kính phân cực và kính tráng gương.

Tròng kính mát phân cực được trang bị thêm bộ lọc ánh sáng chói nên nó lọc được tia sáng phân cực ngang phản chiếu từ vật thể phẳng. Loại kính này rất thích hợp cho các bạn thường xuyên lái xe ngoài đường hay trong các dịp đi câu cá, du lịch biển vì nó mang lại những hình ảnh sắc nét chân thực.

Kính phân cực và kính tráng gương chống tia UV

Kính tráng gương bề ngoài giống như kính râm thông thường, điểm vượt trội là bề mặt tròng được phủ thêm lớp mirrored giống như một cái gương soi mặt. Lớp tráng gương này giúp ngăn chặn thêm 20-50% lượng ánh sáng vào mắt, bởi vậy tính năng chống UV tốt hơn các loại kính thông dụng khác.

3.2. Kính râm cận

Kính râm cận là loại mắt kính râm được làm dựa trên độ cận (hoặc viễn, loạn) của người sử dụng. Ngoài tính năng bảo vệ mắt thông thường, kính râm cận giúp cho những người bị tật khúc xạ có thể đeo kính râm thời trang như người bình thường mà vẫn có tầm nhìn tốt.

Kính râm cận được chia thành 2 loại: kính râm cận có màukính râm cận tháo lắp. Kính râm cận màu và kính râm cận tháo lắp clip on Kính râm cận có màu bao gồm mắt kính được nhuộm màu và mắt kính được fix sẵn màu từ hãng. Râm cận nhuộm màu là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đặc điểm của mắt kính dạng này là đầu tiên mắt kính sẽ trong suốt như mắt cận bình thường, sau đó sẽ được đem đi nhuộm màu.

Kính râm cận tháo lắp là kiểu lắp mắt râm dạng clip on vào trước mắt cận. Loại này có ưu điểm là tháo lắp rất tiện lợi và dễ sử dụng, phù hợp với tất cả mọi người, có nhiều tính năng hơn, tuy nhiên giá cao hơn.

4. Kính chống tia UV giá bao nhiêu?

4.1. Kính râm thường

Đối với kính râm thông thường chỉ có chức năng làm mát và chống tia UV, giá kính phụ thuộc vào thương hiệu, có thể vài triệu đến hơn chục triệu đồng. Lưu ý là bạn nên làm vài bước kiểm tra có phải hàng chính hãng không dựa trên các thông số trên kính.

Kính Versace nữ Havana Medusa Crystal Jewel Kính Versace nam BLACK GRECA AEGIS
Kính râm Versace chính hãng có giá dao động từ 4.000.000 - 15.000.000 đồng/ chiếc

4.2. Kính râm cận

Với kính râm cận, giá kính phụ thuộc vào 3 yếu tố: Giá đo thị lực, giá mắt kính (tròng kính), giá gọng kính. Kính Mắt Bích Ngọc cung cấp mắt kính râm cận của thương hiệu Chemi - Hàn Quốc, với các ưu điểm:

▪ Mắt kính có độ truyền quang lên đến 99%, cho tầm nhìn rõ nét. ▪ Bề mặt trơn bóng, hạn chế bám nước tối đa ▪ Giảm thiểu bám bụi, bền màu ▪ Chống tia UV ▪ Vệ sinh dễ dàng

Bảng màu mắt kính râm cận Chemi Hàn Quốc

►► Xem thêm về mẫu kính râm thời trang hot trend dành cho cả nam và nữ và Bảng giá kính cận

5. Lời khuyên khi sử dụng kính mát chống tia UV

Lời khuyên 1: Nên mua kính mát có bản vừa hoặc bản lớn để che phủ đôi mắt tối đa. Lời khuyên 2: Không nên mua mắt kính giá rẻ không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan ở vỉa hè. Lời khuyên 3: Tròng kính khi bị xước nên thay mới ngay. Nếu dùng thường xuyên, nên một năm thay mắt kính một lần.

Mỗi năm có khoảng 16 triệu người trên thế giới bị mù do đục thủy tinh thể, ước tính của WHO cho thấy có tới 20% trong số này là do tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV. Vì thế, sở hữu một chiếc kính tốt là rất quan trọng giúp bạn chủ động bảo vệ đôi mắt của mình. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích khi mua kính chống tia UV.

Nguồn: Kính mắt Bích Ngọc

Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

MẮT KÍNH CHÍNH HÃNG

QUY TRÌNH MINH BẠCH

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Call Zalo Messenger