Kiến thức

6 điều cần biết để đọc đơn kính thuốc chính xác

21:00 | 12/12/2033
Đơn kính thuốc là đơn kính cho bác sĩ nhãn khoa hoặc khúc xạ viên kê đơn. Đơn kính thuốc bao gồm các thông số về độ khúc xạ của mỗi bên mắt giúp nhân viên kỹ thuật thực hiện mài lắp kính chính xác mang lại tầm nhìn tốt cho người dùng. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc đơn kính thuốc đơn giản, dễ hiểu nhất.
Đơn kính tại bệnh viện, phòng khám hay cửa hàng kính mắt khác nhau sẽ có thiết kế khác nhau, vậy làm thế nào để bạn hiểu được chúng? Bạn chỉ cần nắm được các chỉ số liên quan trực tiếp đến việc cắt kính bao gồm:
  • SPH - Độ cầu mắt kính
  • CYL - Độ trụ của mắt
  • AX - Trục loạn
  • PD - Khoảng cách đồng tử
  • ADD – Độ tăng thêm giữa độ nhìn xa và gần
Đơn kính | Kính mắt Bích Ngọc

Ví dụ cách đọc đơn kính thuốc trên:

+ Mắt phải: Cận 5,75 độ - Loạn 0,5 độ - Trục loạn là 85;

+ Mắt trái: Cận 6 độ, không loạn.

Để hiểu các chỉ số trên đơn kính có ý nghĩa như thế nào, dưới đây Kính mắt Bích Ngọc sẽ giải thích cho bạn từng khái niệm.

1. SPH (Sphere) - Độ cầu của mắt là gì?

Độ cầu của mắt (ký hiệu là SPH) là khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Trên đơn kính, chỉ số SPH là số độ của tròng kính, đơn vị là dopters, hay được gọi là đi ốp.
  • Nếu trước độ cầu  kí hiệu dấu (-) thì đó là độ cận thị.
  • Nếu trước số kí hiệu dấu (+) thì đó là độ viễn thị.
Chỉ số SPH được xác định thông qua máy đo khúc xạ và thử kính. Bước này được thực hiện trong khoảng 30 phút, đeo tròng kính thử thường trong 20 phút. Đo thị lực và cắt kính tại Kính mắt Bích Ngọc Sở dĩ việc đeo tròng kính thử trong thời gian lâu là vì mắt cần làm quen với tròng kính, thường sau 20 phút mới xác định được chính xác chỉ số SPH mà bạn nên cắt là bao nhiêu độ. Nếu có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, bạn cần nói chuyện lại với bác sĩ hoặc khúc xạ viên.
Tóm lại: Chỉ số SPH trên đơn kính là số độ của tròng kính. Trước số độ: kí hiệu dấu (-) thì là độ cận thị, kí hiệu dấu (+) là độ viễn thị.

2. CYL (Cylinder) - Độ trụ của mắt là gì?

Chỉ số CYL hay độ trụ của mắtsố độ loạn thị của mắt. Chỉ số này luôn luôn có dấu (-) đằng trước. Ví dụ: Mắt loạn 0,25 độ trên đơn kính sẽ ghi CYL là - 0,25. Nếu ở ô này bỏ trống hoặc ghi 000 có nghĩa là mắt bạn không bị loạn thị. **Loạn thị được hiểu là dù nhìn xa hay gần hình ảnh cũng sẽ bị nhòe, mờ ở mức độ nào đó. Nó thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị nên được gọi là cận loạn thị hoặc viễn loạn thị. Tìm hiểu chi tiết về loạn thị tại đây.

3. AX (Axis) - Trục độ loạn thị là gì?

Trục độ loạn thị AX là trục được xác định bằng sự khác nhau giữa hai mặt phẳng trong mắt loạn thị. Trục độ loạn trong đơn kính thuốc khác nhau đối với kính áp tròng và kính gọng, vì trục sẽ thay đổi để phản ánh độ gần của thấu kính tới mắt. Trục loạn thị được đo từ 1 đến 180, số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt và số 180 tương ứng với kinh tuyến ngang của mắt. Trục độ loạn thị là gì

4. ADD - Độ tăng thêm giữa độ nhìn xa và nhìn gần

Ở một số người viễn thị do tuổi tác khả năng điều tiết của mắt ở các cự ly nhìn xa và gần là khác nhau nên cần những loại độ khác nhau để dành cho các mục đích nhìn khác nhau. ADD có giá trị khoảng từ 0.75 đến 3.00.

5. PD - Khoảng cách đồng tử là gì?

Khoảng cách đồng tử là thông số đo khoảng cách đồng tử từ mắt phải đến mắt trái trong điều kiện nhìn thẳng tự nhiên. Khoảng cách đồng tử là tổng của 2 khoảng cách  tính từ giữa sống mũi đến đồng tử mỗi mắt, tính theo đơn vị mm. Khoảng cách đồng tử

Khoảng cách đồng tử

Có những trường hợp bệnh nhân có khoảng cách 2 mắt là khác nhau, nên PD hai bên khác nhau. Khoảng cách đồng tử dành cho kính nhìn xa khác với khoảng cách đồng tử của kính nhìn gần vì khi nhìn gần hai đồng tử có xu hướng nhìn chụm vào phía giữa.

6. Thông số kính nhìn xa và kính nhìn gần

Ngoài các chỉ số trên, mỗi đơn kính còn được phân chia ra 2 phần: thông số kính khi nhìn xa và thông số kính khi nhìn gần. Sở dĩ phải chia ra như vậy để phù hợp với cả những người có dấu hiệu lão thị, cả tầm nhìn xa và nhìn gần đều bị ảnh hưởng.
** Một số kí hiệu trên đơn kính
  • R: Mắt phải
  • RE hoặc OD: các thông số kính cho mắt phải
  • L: Mắt trái
  • LE hoặc OS: các thông số kính cho mắt trái

7. Lưu ý khi đi đo thị lực

Quy trình đo thị lực đúng chuẩn ICEE phải được thực hiện qua 4 bước quan trọng sau:
  • Bước 1: Đo mắt với máy khúc xạ kế tự động giúp xác định số kính cần tham khảo.
  • Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực và kính thử khác nhau kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên màn hình.
  • Bước 3: Đeo kính thử từ 20 đến 30 phút, đi lại hoặc nhìn xa, nhìn gần giúp mắt thích nghi với số độ kính đang đeo.
  • Bước 4: Trao đổi thêm thông tin với khúc xạ viên để điều chỉnh số kính phù hợp (nếu trong quá trình thử kính xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt).
Trên đây là 4 bước cơ bản để xác định số kính cho những bạn mắc các tật khúc xạ. Trong những trường hợp đặc biệt (trẻ em, người đeo kính lần đầu, người có dấu hiệu bệnh lý,…) các bác sĩ có thể sử dụng thêm các phương pháp và máy móc, chỉ định dùng các loại thuốc và đo lại nhiều lần. Cận thị đeo kính gì Việc đo thị lực đúng chuẩn và hiểu rõ đơn kính là rất cần thiết với những người mắc tật khúc xạ. Muốn hiệu quả điều trị tốt nhất, trước hết đơn kính phải đúng. Hiểu được đơn kính, bạn sẽ tự lựa chọn được những sản phẩm kính mắt phù hợp và có biện pháp chăm sóc, bảo vệ mắt hợp lý. [elementor-template id="11366"] Hãy inbox cho chúng tôi nếu bạn cần tư vấn về đơn kính, Hotline - 0947 511 666.

Kính mắt Bích Ngọc chỉ sử dụng mắt kính chính hãng chất lượng cao, dịch vụ công khai minh bạch, tận tâm với khách hàng.

Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm đối với lỗi sản phẩm (gọng kính và mắt kính)

Minh bạch tuyệt đối, toàn bộ quá trình mài lắp kính được công khai để khách hàng giám sát

Cố vấn chuyên môn TS.Trịnh Thị Bích Ngọc, nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội

Miễn phí vệ sinh, thay ốc, đệm mũi, nắn chỉnh gọng kính, sửa chữa cơ bản trọn đời sản phẩm

Nguồn: Kính mắt Bích Ngọc

Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

MẮT KÍNH CHÍNH HÃNG

QUY TRÌNH MINH BẠCH

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Call Zalo Messenger