Đeo kính cận có làm cho mắt bị NHỎ, bị DẠI, bị LỒI?
19:00 | 11/12/2035
Có ý kiến cho rằng "đeo kính cận sẽ làm mắt nhỏ lại", "đeo kính cận sẽ làm mắt bị dại", "đeo kính cận sẽ làm mắt bị lồi". Sự thật là gì, giải pháp ra sao?
Trong bài viết này, Kính Mắt Bích Ngọc sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về những câu hỏi này.
1. Đeo kính cận làm mắt bị dại?
Những người đeo kính cận thường xuyên, khi bỏ kính ra thường bị nhận xét là: "mắt nhìn bị dại". Vậy mắt dại là gì? Mắt dại có phải do đeo kính hay không?
1.1. Mắt dại là gì?
Theo Kính Mắt Bích Ngọc, cách hiểu phổ biến nhất về "mắt dại" là "mắt lờ đờ", ít cử động linh hoạt, ít "liếc ngang liếc dọc". Ngoài cách hiểu trên, cũng có những ý kiến cho rằng: mắt dại là mắt 1 mí, hoặc mắt bị sụp mí, hoặc mắt bé (ti hí mắt lươn).
1.2. Đeo kính cận có làm mắt bị dại không?
Mắt kính cận là một thấu kính phân kỳ và hình ảnh sẽ sắc nét nhất khi nhìn vào tâm của mắt kính, càng nhìn ra vùng rìa của mắt kính, thì hình ảnh sẽ bớt sắc nét đi. Cùng với việc mắt kính có giới hạn vùng nhìn, nên mắt sẽ có thói quen nhìn vào giữa mắt kính chứ không liếc mắt để nhìn vào các vị trí khác. Khi đeo kính cận, mắt sẽ có xu hướng nhìn vào tâm của mắt kính cận. Khi muốn nhìn những vật ở các hướng khác, chúng ta sẽ quay đầu (cử động cổ) thay vì liếc mắt (chuyển động lòng đen).
Người đeo kính thường có thói quen nhìn vào tâm kính, ít liếc mắt
Với những người đeo kính thường xuyên, điều này ít nhiều sẽ làm cho mắt phản ứng chậm hơn, kém linh hoạt hơn, ít liếc ngang liếc dọc, trông không được tinh anh lanh lợi. Cùng với việc bỏ kính ra, ngoại hình khuôn mặt trông "lạ hơn so với bình thường" nên tạo ra cảm giác mắt bị dại.
1.3. Bài tập cho mắt hết dại
Thưc hiện các bài tập, sẽ giúp cho đôi mắt của bạn trở nên linh hoạt hơn, thư giãn các cơ xung quanh mắt, giúp mắt bớt dại. Ngoài ra, nó còn khiến mắt tránh khỏi tình trạng mỏi mệt, căng thẳng khi xem điện thoại, máy tính nhiều. Các bài tập luyện cơ bản nhất gồm có: Bài 1: Ngồi tư thế thoải mái và chớp mắt thật nhanh trong 1-2 phút. Cách này cũng giúp giảm khô mắt rất tốt. Bài 2: Đứng hoặc ngồi thoải mái và điều chỉnh hướng nhìn của đôi mắt lên trên-xuống dưới (liếc dọc), sang trái-sang phải (liếc ngang). Hoặc bạn có thể đảo tròng mắt xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Bài 3: Ngồi thẳng người, đưa ngón tay trỏ lên trước mặt đưa nó ra xa, rồi lại gần mũi, trong quá trình này bạn nhớ duy trì ánh mắt của mình theo ngón tay. Lặp lại động tác khoảng 8-10 lần. Bài 4: Rửa tay sạch sẽ, lau khô sau đó chà xát hai bàn tay vào nhau cho đến khi bạn cảm thấy nó ấm lên rồi nhanh chóng đưa hai tay lên che mắt khoảng vài giây. Lặp lại động tác này khoảng 4-5 lần.
Thường xuyên phải đi kiểm tra thị lực định kỳ từ 6 - 12 tháng/lần.
2. Đeo kính cận làm mắt nhỏ lại?
Sau một thời gian đeo kính, nhiều người có cảm nhận rằng mắt bị nhỏ đi. Nhưng nhỏ đi ở đây là nhỏ đi toàn bộ nhãn cầu, hay mắt không còn mở to như trước? Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: đeo kính cận đúng cách không hề làm mắt biến dạng. Vậy cảm giác về sự thay đổi đó là do đâu? Sự thật là do cảm nhận chủ quan của người dùng, hoặc có khả năng mắt bị mắc phải một tật nào đó bên trong như bệnh teo nhãn cầu. Bệnh này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0.01% trong số những người mắc tật khúc xạ, và chủ yếu là do di truyền. Ngoài ra vì người thân, bạn bè đã quá quen nhìn bạn qua lớp kính cận trong suốt thời gian dài nên khi bạn bỏ kính ra sẽ gây sự khác lạ do cảm nhận người nhìn. Thế nên việc đeo kính cận làm cho mắt nhỏ lại không có cơ sở khoa học.
Đeo kính cận làm cho mắt nhỏ lại không có cơ sở khoa học.
3. Đeo kính cận làm mắt lồi ra?
Cận lồi mắt? Cận lòi? Nhiều người cho rằng, sử dụng kính thường xuyên sẽ khiến cho đôi mắt ngày càng trở nên lồi ra nhưng sự thật hoàn toàn không phải vậy. Đeo kính cận hoàn toàn không dẫn đến lồi mắt, cận lồi mắt chỉ đúng với những người bị cận thị trục. Theo các chuyên gia nhãn khoa, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến cận thị: Cận thị do di truyền (từ bố mẹ, ông bà) và Cận thị do lối sống (do thói quen sinh hoạt) Trong các trường hợp cận thị do di truyền, có những người bẩm sinh có trục nhãn cầu quá dài, còn gọi là cận thị trục. Cận thị trục thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ, chưa đi học, có thể tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều. Và khi mắc cận thị trục, thì độ cận càng tăng, trục nhãn cầu càng dài và khiến cho mắt có xu hướng bị lồi ra, chứ nguyên nhân không phải do đeo kính.
Đeo kính cận làm cho mắt lồi ra không có cơ sở khoa học.
Như vậy, nếu thực sự mắt bị lồi ra do cận thị, thì nguyên nhân sẽ là do bị cận thị trục bẩm sinh. Ngoài ra, còn có các bệnh có thể gây lồi mắt như: bệnh tuyến giáp, u máu ở trẻ nhỏ, viêm tổ chức hốc mắt, bệnh hốc mắt nhỏ. Với những người cận thị nặng cũng vậy, quan điểm: độ cận càng cao, mắt càng lồi là không có căn cứ khoa học. >> Khuyên đọc: Mắt kính siêu mỏng dành cho người cận thị nặng
4. Đeo kính cận nhìn vật nhỏ đi?
Nhiều người sau đeo kính cận có cảm giác: hình ảnh nhìn thấy bị nhỏ đi (lùn đi) so với nhìn mà không đeo kính, điều này có đúng hay không? Về bản chất, mắt kính cận là một thấu kính phân kỳ. Ảnh của vật khi nhìn qua thấu kính phân kỳ sẽ bị giảm kích thước so với vật thật (xem video) Do đó, đeo kính cận nhìn vật bị nhỏ đi (lùn đi) là chính xác theo quang học. Tuy nhiên, mức độ nhỏ đi của hình ảnh sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Độ cận càng cao, hình ảnh càng nhỏ đi nhiều. Thực ra mức độ nhỏ đi của hình ảnh là không đáng kể, bạn rất khó nhận ra nếu độ cận trung bình và thấp.
Khoảng cách từ mắt người đến mắt kính càng xa, hình ảnh càng nhỏ đi nhiều. Chính vì vậy, bạn nên đeo kính ngay ngắn, gần mắt, không đeo kính trễ xuống mũi.
Tóm lại, đeo kính cận nhìn vật nhỏ đi là hiện tượng quang học có thật, tuy nhiên mức độ không đáng kể, trừ khi bị cận quá cao. Lưu ý: đeo kính cận quá độ (cao hơn so với độ thực tế) có thể làm cho hình ảnh bị nhỏ lại đáng kể. Ngoài ra, thói quen đeo kính trễ xuống cũng làm cho hình ảnh nhìn qua kính bị nhỏ đi. Nếu bạn không có sống mũi (mũi tẹt) thì nên đeo kính có ve kính, sau một thời gian đeo kính bị rộng thì mang qua cửa hàng để nắn chỉnh lại.
Đeo kính ngay ngắn để mắt luôn thấy thoải mái.
5. Đeo kính cận làm hình ảnh biến dạng
Theo Kính Mắt Bích Ngọc, đeo kính cận đúng cách không làm cho hình ảnh bị biến dạng. Tình trạng này chỉ xảy do những nguyên nhân khách quan (do con người bất cẩn tạo ra), mà phổ biến nhất là những nguyên nhân sau: Nguyên nhân 1: đeo kính sai độ. Đeo kính có độ cận cao hơn thực tế, có thể làm cho hình ảnh bị nhỏ đi (lùn đi), hoặc tạo ra cảm giác khó chịu (chóng mặt, đau đầu). Đeo kính thấp hơn độ cận, có thể làm cho hình ảnh bị mờ (không rõ nét), hoặc mắt phải cố để nhìn (nheo mắt để nhìn) rất không tốt cho các cơ ở mắt. Nguyên nhân 2: lắp kính sai trục loạn. Loạn thị là tật khúc xạ rất phổ biến ở mắt, nguyên nhân là do giác mạc có độ cong không đồng đều. Thông thường, mắt bị cận thị hoặc viễn thị, rất dễ bị mắc thêm loạn thị (gọi là: cận có loạn, viễn có loạn). Đối với loạn thị, người đo khúc xạ sẽ phải xác định chính xác trục loạn thị (độ nghiêng) của mắt bạn. Và sau đó, quá trình mài lắp cặp mắt kính vào gọng kính phải chính xác độ nghiêng của trục này. Hậu quả của việc lắp sai trục loạn là hình ảnh nhìn qua mắt kính sẽ bị mờ và bị biến dạng (cong vênh, cảm giác bềnh bồng).
Trục loạn và PD trên đơn kính tại Kính Mắt Bích Ngọc
Nguyên nhân 3: lắp kính sai khoảng cách đồng tử. Khoảng cách đồng tử (viết tắt: PD) là khoảng cách từ đồng tử mắt phải, đến đồng tử mắt trái. Khi đo thị lực, người đo sẽ xác định PD của bạn, và khi lắp đặt thì khoảng cách giữa tâm của 2 mắt kính cận cũng phải bằng đúng PD. Hậu quả của việc lắp sai PD là hình ảnh sẽ không được chân thực, biến dạng. Nếu PD bị lệch nhiều sẽ tạo cảm giác khó chịu khi đeo, đeo lâu dài có thể dẫn đến lé lác.
Khoảng cách đồng tử PD là chỉ số quan trọng trong mài lắp kính cận
Nguyên nhân 4: đeo kính sai cách. Nhiều người thích đeo kính trễ xuống mũi, thói quen này làm hình ảnh bị thu nhỏ, và mắt phải thường xuyên liếc xuống theo. Nhiều người thích cài kính lên đầu, đeo tháo kính bằng 1 tay, thói quen này làm cho kính nhanh bị rộng, không còn ôm sát khuôn mặt.
6. Lời khuyên cho người đeo kính
Với thâm niên và kinh nghiệm trong ngành, Kính Mắt Bích Ngọc có những lời khuyên dành cho người đeo kính cận: Lời khuyên 1: Thường xuyên đi khám mắt định kỳ từ 6 - 12 tháng/ lần để kịp thời điều chỉnh kính và có biện pháp chăm sóc mắt tốt nhất. Khi đo mắt, nhớ đeo thử số kính mới đủ 20-30 phút, xem khả năng thích nghi mắt, không nên vội vàng. Lời khuyên 2: Kính mắt có cấu tạo 2 phần: gọng kính và cặp mắt kính. Trong khi gọng kính là thời trang, thì mắt kính mới quyết định tầm nhìn và bảo vệ mắt. Nên tìm hiểu: mắt kính đang dùng của thương hiệu nào, có chiết suất bao nhiêu và tính năng gì? >> KHUYÊN ĐỌC: Cắt kính cận giá bao nhiêu thì phù hợp ?Lời khuyên 3:Khi đi cắt kính, bạn hãy kiểm tra kỹ bao gói mắt kính, và theo dõi quá trình mài lắp vào gọng kính, để an tâm không bị đánh tráo sản phẩm (vì sau khi mài lắp xong, mắt kính rất khó phân biệt về thương hiệu và chiết suất).Lời khuyên 4: Sử dụng đồ điện tử như máy tính, điện thoại là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Nhưng nếu bạn không điều tiết thói quen này thì sẽ rất dễ gây hại cho mắt, đặc biệt là nhìn màn hình quá gần hoặc sử dụng chúng trong tư thế nằm trượt dài. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử và máy tính thì hãy tìm hiểu thêm về sự nguy hại của ánh sáng xanh đối với mắt. >> KHUYÊN ĐỌC: [Tư vấn] Chọn mua mắt kính chống ánh sáng xanh phù hợp
Nên tìm hiểu và sử dụng mắt kính chất lượng tốt giúp bảo vệ cho đôi mắt của bạn.
Kính mắt Bích Ngọc chỉ sử dụng mắt kính chính hãng chất lượng cao, dịch vụ công khai minh bạch, tận tâm với khách hàng. ✓ Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm đối với lỗi sản phẩm (gọng kính và mắt kính) ✓ Minh bạch tuyệt đối, toàn bộ quá trình mài lắp kính được công khai để khách hàng giám sát ✓ Cố vấn chuyên môn TS.Trịnh Thị Bích Ngọc, nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội ✓ Miễn phí vệ sinh, thay ốc, đệm mũi, nắn chỉnh gọng kính, sửa chữa cơ bản trọn đời sản phẩm